Các Khu Nghỉ Dưỡng Ở Lăng Cô Huế

Các Khu Nghỉ Dưỡng Ở Lăng Cô Huế

Biển Lăng Cô là nơi hội tụ đủ các yếu tố từ bờ cát trắng trải dài, làn nước trong xanh và núi non hùng vĩ với khí hậu ôn hòa.

Biển Lăng Cô là nơi hội tụ đủ các yếu tố từ bờ cát trắng trải dài, làn nước trong xanh và núi non hùng vĩ với khí hậu ôn hòa.

Thời điểm đến tham quan Lăng Cô

Biển Lăng Cô ở Huế nên có khí hậu ôn hòa nên mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa Khô và Mùa Mưa.

Từ tháng 4 đến tháng 7: Mùa Hè ở Huế. Thời tiết ở biển Lăng Cô nắng đẹp, gió nhẹ nhàng với mây xanh, nước biển trong xanh êm ả.

Từ tháng 8 đến tháng 11: Mùa Mưa ở Huế. Những cơn mưa trắng xóa cả bầu trời, mùa của áp thấp nhiệt đới, của những cơn bão ập đến. Biển Lăng Cô mùa này sóng lớn, nguy hiểm nên bạn chú ý đến Huế du lịch biển tránh đi vào thời điểm này nhé.

Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau: Mùa Đông ở Huế. Mùa Đông ở Huế không chỉ lạnh mà kèm theo mưa dầm dề suốt cả mấy tháng dài. Gió mùa đông bắc lạnh cùng với những cơn mưa rì rào khiến Huế trở nên ảm đạm và lạnh buốt.

Lăng tẩm 7 vị vua nhà Nguyễn ở Huế

Nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, Lăng Tự Đức có lẽ là lăng đẹp nhất trong những lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn bởi sự hài hoà giữa khung cảnh thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” và không gian kiến trúc bao la, rộng lớn. Lăng còn được gọi là Khiêm Lăng bởi gần 50 công trình trong lăng đều có chữ ‘Khiêm’ trong tên gọi.

Thiên nhiên hoà hợp trong không gian Lăng Tự Đức (Ảnh: Sưu tầm)

Với không gian thiên nhiên rộng lớn bao bọc giữa bồn bề cây cối xanh ngát và nằm gần một hồ nước rộng lớn, lăng Tự Đức hiện lên với nét cổ kính và kiến trúc cầu kì trong thiên nhiên thật thơ mộng và thanh bình đến lạ kì, như phần nào phản ánh được tâm hồn thi sĩ lãng mạn của nhà vua.

Trước khi qua đời, nhà vua cũng thường đến đây để đọc sách, thư giãn và ngâm thơ. Ngoài ra, công trình nhà hát Minh Khiêm trong khu lăng Tự Đức còn là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn được bảo lưu đến bây giờ.

Cách trung tâm thành phố Huế 12 và toạ lạc trên núi Cẩm Khê, lăng Minh Mạng là nơi yên nghỉ của vị vua Minh Mạng – Vị vua thứ hai của triều nhà Nguyễn. Công trình lăng tẩm này bao gồm khu lăng tẩm bên một hồ sen ngát hương và bao bọc bởi những rặng thông xanh mát.

Lăng Minh Mạng nhìn từ phía sau (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Minh Mạng là một lăng tẩm thu hút du khách với những những đường nét tĩnh tại trong kiến trúc và kết hợp hài hoà trong không gian hội hoạ và thơ ca của khung cảnh thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình, phần nào thể hiện được tính cách uy nghiêm, nghiêm khắc nhưng cũng không kém lãng mạn của nhà vua.

Nằm trên triền núi Châu Chữ, Lăng Khải Định là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế thứ 12 của triều nhà Nguyễn. Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm nhưng lăng Khải Định lại được xây một cách vô cùng công phu và tinh xảo trong thời gian kéo dài tới 10 năm.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế

Nét khác biệt của lăng Khải Định so với các lăng tẩm Huế khác là sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Điều ấy được thể hiện qua những tấm phù điêu lộng lẫy được ghép tỉ mỉ bằng sành sứ và thuỷ tinh, những khay trà, vương miện, cùng những vật dụng trang trí nội thất hiện đại vào thời bấy giờ như: vợt tennis, đèn dầu,…

Điện Khải Thành với những chi tiết kiến trúc giao thoa độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Gia Long (hay còn được gọi là Thiên Thọ Lăng) nằm trên quần thể núi Thiên Thọ và là nơi yên nghỉ của vị vua đầu tiền của triều nhà Nguyễn. Lăng nằm xuôi theo dòng sông Hương nên ngoài đường bộ, bạn có thể chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp trên dòng sông Hương rồi cập bến tại đò Kim Ngọc rồi đi bộ một đoạn ngắn để tiến vào thăm quan lăng.

Lăng Gia Long là một trong 7 lăng tẩm Huế sở hữu những đường nét thiên nhiên kì vĩ mà không kém phần hài hoà của núi non, sông nước, cây cỏ, gợi nên không gian uy nghi, tĩnh mịch đến lạ kì.

Lăng Dục Đức được toạ lạc tại phường An Cực và là nơi an táng của ba vị vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu). Vua Dục Đức lên ngôi vua 3 ngày thì bị truất phế và bị chết đói trong ngục. Vài năm sau khi con trai vua Dục Đức là vua Thành Thái lên ngôi thì mới bắt đầu cho xây dựng lăng tẩm cho cha.

Trong thời kì chống Pháp, vua Duy Tân và vua Thành Thái đã đổi ngai vàng để chiến đấu giành chủ quyền cho dân tộc và bị lưu đày biệt xứ và về sau được đêm chôn trong lăng Dục Đức. Như tấm lòng yêu nước của hai ông, sẵn sàng đánh đổi ngai vàng quyền lực, lăng Dục Đức vì thế mà có kiến trúc lăng tẩm Huế vô cùng đơn sơ, khiêm tốn, giản dị.

Còn có tên gọi khác là Xương lăng và nằm trên lưng núi Thuận Đạo, Lăng Thiệu Trị là nơi yên nghỉ của vị vua Thiệu Trị. Trong 7 lăng tẩm ở Huế, Lăng Thiệu Trị là lăng được xây dựng trong thời gian ngắn nhất chỉ với 10 tháng.

Lăng Thiệu Trị mang những nét kiến trúc được đúc kết và chọn lọc từ kiến trúc lăng Gia Long và Minh Mạng. Lăng có những vườn cây trái xanh mát làm hàng rào bao bọc thay cho những bức La thành bảo vệ xung quanh. Trong không gian đồng quê thanh bình của cánh đồng lúa mênh mông bát ngát và những vườn cây ăn trái xanh mát bao phủ, lăng Thiệu Trị tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi mà vô cùng yên mình, thư thái cho người thăm quan.

Lăng Thiệu Trị đơn giản bao quanh bởi những những vườn cây trái làm (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Ðồng Khánh toạ lạc ở thôn Thượng Hai và được xây dựng trong suốt 35 năm trong 4 đời vua. Được xây dựng trong thời buổi giao thời của lịch sử Việt Nam nên Lăng Đồng Khánh sở hữu kiến trúc phong kiến dân gian cổ điển đan xen sự ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu mới du nhập. Sự thử nghiệm kiến trúc mới, hài hoà giữa kiến trúc và cảnh thiên nhiên dân dã trong vùng đã mang lại nét kiến trúc độc đáo cho lăng Đồng Khánh.

Nhà bia và khu mộ vua Đồng Khánh (Ảnh: Sưu tầm)

Thị trấn Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, nằm dưới chân đèo Hải Vân, lọt giữa dãy Trường Sơn đâm ra biển. Ngoài biển, Lăng Cô còn có những cánh rừng nhiệt đới. Vịnh Lăng Cô trải dài, nước biển xanh trong, cát trắng, trở thành một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên Huế và từng vào top "Vịnh đẹp nhất thế giới" của Worldbays.

48 giờ ở Lăng Cô do phóng viên VnExpress trải nghiệm và gợi ý từ Anh Trung, nhân viên một khu resort tại đây. Hành trình thích hợp với các du khách kết hợp nghỉ ở Đà Nẵng, di chuyển bằng đường bay đến sân bay Đà Nẵng (cách Lăng Cô khoảng 25 km) hoặc du khách tự lái ôtô xuyên Việt dừng nghỉ giữa đường. Thị trấn Lăng Cô cách thành phố Huế hơn 60 km.

Toàn cảnh thị trấn Lăng Cô. Ảnh: Bảo Châu

Vườn quốc gia Bạch Mã cách trung tâm thị trấn Lăng Cô hơn 20 km, địa hình đồi núi và sườn dốc. Đỉnh Bạch Mã cao 1.450 m, mát mẻ. Với thời gian nửa ngày, du khách nên kết hợp vừa đi ôtô lên đỉnh, tham quan Hải Vọng Đài, sau đó trekking ngắn đến Ngũ Hồ (5 hồ nằm giữa rừng) và thác Đỗ Quyên.

Du khách sẽ cảm nhận được sự thay đổi thời tiết khi dần lên cao. Nhiệt độ giảm nhanh, trời mát, "không khí trong lành và dễ chịu", Trung cho biết. Nếu có thời gian, du khách có thể trekking dài hơn, 2-3 ngày, nghỉ đêm bên ngoài cửa vườn, trong một villa cổ kiểu Pháp trên đường lên đỉnh hay cắm trại trong khu vực vườn quốc gia.

Check in khu nghỉ dưỡng ở Lăng Cô

Vịnh Lăng Cô có nhiều bãi tắm đẹp, trong đó bãi Cảnh Dương, Lăng Cô và Bình An là ba nơi nổi bật nhất. "Đến Lăng Cô, du khách nên ở một khu nghỉ dưỡng biển để thư giãn trọn vẹn", anh Trung nói.

Lăng Cô có nhiều khu nghỉ từ bình dân đến cao cấp. Các khu tầm trung có Lang Co Bay Retreat, Lang Co Beach Resort, Thanh Tam Seaside Resort, giá phòng đến 1,5 triệu đồng. Các khu cao cấp có Vedana Lagoon Wellness Resort & Spa (trên đầm Cầu Hai), Angsana Lang Co Beach Resort và Banyan Tree Lang Co, giá phòng dao động từ 3 triệu đến 10 triệu đồng một đêm.

Tùy vào lựa chọn cá nhân, du khách có thể ăn tối tại nhà hàng trong khu nghỉ hoặc di chuyển đến bãi biển Cảnh Dương, nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 7 km, gần hai resort Angsana và Banyan Tree. Tại bãi biển Cảnh Dương, có nhiều nhà hàng hải sản bình dân, đồ ăn đa dạng, giá từ 200.000 đồng một người.

Nếu du khách đi đoàn đông hoặc thích trải nghiệm "bụi bặm", có thể cắm trại ngay trên bãi biển. Các dịch vụ được cung cấp đầy đủ tại chỗ.

Trải nghiệm buổi sáng ở khu nghỉ dưỡng

Nếu đã chọn một khu resort ở Lăng Cô để nghỉ ngơi, du khách nên tận dụng buổi sáng ở đây với các hoạt động như chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe, tập yoga trên bãi biển hay đơn giản là ngắm bình minh. Du khách dùng bữa sáng tại chỗ và thư giãn bằng ly cà phê, ngắm biển.

Đầm Lập An có tên gọi khác là đầm An Cư, nằm gần Quốc lộ 1A, dưới chân đèo Phú Gia. Đây từng là nơi câu cá yêu thích của vua Khải Định và Bảo Đại mỗi khi hè về. Hiện đầm là một trong những điểm đến yêu thích của du khách để ngắm cảnh, câu cá, chụp ảnh. Nước trong đầm trong và xanh.

"Du khách nên tới đầm vào buổi sáng sớm, khi thủy triều thấp để có thể thấy con đường rẽ nước giữa đầm", anh Trung nói.

Đi bộ trên đầm Lập An vào sáng sớm. Ảnh: Thanh Duy

Gần đầm có một làng chài nhỏ với các nhà hàng của dân địa phương, là địa điểm phù hợp ghé ăn trưa và khám phá những đặc sản của Lăng Cô. Ngoài các món hải sản thông thường, du khách nên thử bánh canh chả cua, tiết canh và gỏi sò huyết.

Tham quan đèo Hải Vân bằng đường leo đèo

Thông thường du khách đi đường bộ sẽ qua hầm Hải Vân để sang Đà Nẵng, nhanh và thuận tiện hơn. Nhưng nếu chưa từng tham quan cung đèo đẹp này, hãy thử một lần, chặng đường khoảng 20 km. Lên đèo Hải Vân, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh thị trấn Lăng Cô ở phía bắc, toàn cảnh thành phố Đà Nẵng ở phía nam. Ngoài ra, giữa đèo là Hải Vân Quan, ranh giới giữa hai tỉnh Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế.

"Đèo Hải Vân hiện vắng vẻ, không khó đi, cảnh đẹp", anh Trung cho hay.

Khám phá đầm Cầu Hai, ngắm hoàng hôn ở phá Tam Giang, ga Hải Vân Bắc và cầu vòm Đồn Cả dưới chân đèo Hải Vân.