Căn cứ Điều 23 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương quy định:
Căn cứ Điều 23 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương quy định:
Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:
“Hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.”
Trong khai niệm trên thì có cụm từ viết tắt ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area), khu vực từ do mậu dịch ASEAN – Trung Quốc. Khi nói về hóa đơn bên thứ ba nghĩa là người mua (buyer – importer) và người bán (seller – exporter) sẽ khí hợp đồng mua bán với nhau, thanh toán qua ngân hàng của nhau nhưng người gửi hàng (nhà sản xuất) lại ở nước hoặc vùng lãnh thổ khác.
Có ba trường hợp xẩy ra cho quy định này, chúng ta hiểu quy định này cho đúng như sau:
Một là, Hóa đơn được phát hành bởi một công ty nằm ngoài khu vực ACFTA (11 nước ASEAN va Trung Quốc đại lục). Đây là trường hợp phổ biến nhất hiện này.
Ví dụ 1: Người xuất khẩu (seller – exporter) ở Mỹ hoặc Hongkong (Hongkong là đặc khu hành chính nên không thuộc TQ), người nhập khẩu (buyer-importer) ở Việt Nam và nhà máy sản xuất ở Trung Quốc
Trường hợp này thì các chứng từ do người Mỹ phát hành cho người Việt Nam gồm: Bill, Packing list, Invoice, sale contact đồng nghĩa với việc người mua chuyển tiền qua ngân hàng cho người bán. Còn người Trung Quốc sẽ phát hành C/O from E, cách thể hiện trên C/O mới quý vị xem ở dưới.
Hai là, Hóa đơn được phát hành bởi các nước trong khu vự ACFTA.
Ví dụ 2: Người mua ở Việt Nam, người bán hàng ở Malaysia, nhà máy ở Trung Quốc. Mọi thể hiện trên chứng từ đều như ở ví dụ 1.
Ba là, Một nhà sản xuất có trụ sở đặt tại các nước trong hiệp định ACFTA. Đây là trường hợp cũng hay gặp nếu không hiểu đúng thì thường bỏ qua ưu đãi về C/O from E.
Ví dụ 3: Người mua Việt Nam, người bán ở Việt Nam luôn nhưng nhà sản xuất lại ở Trung Quốc. Nghĩa là hàng sẽ được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Vậy chứng từ thể hiện như sau: Người bán hàng Việt Nam sẽ cấp bill of lading, packing list, invoice, sale contact. Nhà máy Trung Quốc sẽ cấp C/O from E. Đối với trường hợp này bộ chứng từ nên thêm vào giấy ủy quyền làm đại lý tại Việt Nam cho người bán hoặc công ty con.
Thêm vào đó cũng có thể hiểu thêm, người mua hàng ở Việt Nam, người bán hàng ở Trung Quốc, nhà máy ở Trung Quốc luôn. Người bán ở Trung Quốc là trụ sở của nhà máy nếu chứng minh được. Thì trường hợp này cũng được tính là C/O from E hợp lệ.