Chương trình dự bị đại học Studienkolleg đang trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam khi nhắm đến giấc mơ du học Đức. Đây là bước đệm quan trọng giúp sinh viên quốc tế không chỉ cải thiện khả năng tiếng Đức mà còn làm quen với hệ thống giáo dục Đức. Với chương trình kéo dài một năm, Studienkolleg trang bị cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để vượt qua kỳ thi FSP, mở ra cơ hội vào các trường đại học hàng đầu tại Đức.
Chương trình dự bị đại học Studienkolleg đang trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam khi nhắm đến giấc mơ du học Đức. Đây là bước đệm quan trọng giúp sinh viên quốc tế không chỉ cải thiện khả năng tiếng Đức mà còn làm quen với hệ thống giáo dục Đức. Với chương trình kéo dài một năm, Studienkolleg trang bị cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để vượt qua kỳ thi FSP, mở ra cơ hội vào các trường đại học hàng đầu tại Đức.
Để có thể tham gia chương trình học dự bị đại học tại Đức. Bạn sẽ phải trải qua 2 giai đoạn chính: Giai đoạn tại Việt Nam (Làm hồ sơ, học tiếng, xin Zulassung…) và giai đoạn ở Đức (Thi đầu vào, tham gia chương trình học, thi FSP …)
1. Học tiếng Đức và thi chứng chỉ tiếng Đức
2. Xin Zulassung (Thư mời nhập học)
Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn cần nộp đơn xin Zulassung từ một Studienkolleg. Zulassung là điều kiện cần để tham gia kỳ thi đầu vào (Aufnahmetest).
3. Chuẩn bị hồ sơ Visa du học Đức
Sau khi nhận được Zulassung, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Đức. Quá trình này bao gồm việc chứng minh tài chính, giấy tờ cá nhân và thư mời từ Studienkolleg.
4. Thi Aufnahmetest (Thi đầu vào)
5. Tham gia chương trình học dự bị
Studienkolleg cung cấp nhiều khóa học (Kurs) khác nhau dựa trên ngành học bạn dự định theo đuổi tại đại học. Ví dụ:
Sau khi hoàn thành 1 năm học, sinh viên sẽ tham gia kỳ thi FSP. Kỳ thi này kiểm tra khả năng học tập và kiến thức chuyên ngành mà bạn đã học tại Studienkolleg. Kết quả của kỳ thi FSP là điều kiện bắt buộc để được xét tuyển vào đại học Đức. Bạn có thể thi tối đa 2 lần, và nếu trượt cả 2 lần, bạn sẽ phải quay về nước.
Nếu vượt qua kỳ thi FSP, bạn sẽ nhận được chứng chỉ FSP. Chứng chỉ này có giá trị tương đương với bằng Abitur (tốt nghiệp THPT).
Học sinh vừa hoàn thành chương trình THPT tại Việt Nam: Hệ thống giáo dục Đức không công nhận bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam là đủ điều kiện để vào thẳng đại học, do đó, các bạn học sinh này bắt buộc phải học chương trình dự bị đại học tại Đức để lấy chứng nhận FSP tương đương bằng Abitur, sau đó mới có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.
Sinh viên đang học Đại học tại Việt Nam dưới 4 kỳ: Những bạn sinh viên đã học đại học tại Việt Nam nhưng chưa hoàn thành 4 kỳ (2 năm) cũng cần tham gia lớp dự bị đại học khi du học tại Đức.
Sinh viên đang học Đại học tại Việt Nam hơn 4 kỳ: Những sinh viên đã học hơn 4 kỳ tại đại học ở Việt Nam và mong muốn chuyển ngành hoặc học ngành khác tại Đức cũng cần tham gia khóa dự bị đại học để đủ điều kiện học tiếp.
Fachhochschule (FH) là các trường đại học khoa học ứng dụng, tập trung vào việc đào tạo sinh viên với kỹ năng thực hành và ứng dụng cao trong các lĩnh vực cụ thể. Chương trình học tại Fachhochschule kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, hướng đến việc chuẩn bị cho sinh viên bước vào thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Các môn học và môn thi trong Studienkolleg là:
Bên cạnh các môn học trên, thường có thêm những môn học khác, liên quan đến Ngành học.
Sinh viên muốn học tại Trường Dự bị Đại học thường cần đăng ký thông qua các Trường Đại học sau này muốn học. Điều đó có nghĩa là những tân Sinh viên này phải nộp đơn xin học Dự bị Đại học tại Trường Đại học sau này muốn theo học.
Trong khoảng thời gian theo học tại Trường Dự bị Đại học, các Học viên được xem như là Sinh viên chính qui của Trường Đại học mà Trường Dự bị Đại học này trực thuộc. Do đó, các trường dự bị đại học ở Đức cũng được chia thành 2 loại:
Chính phủ Đức tổ chức chương trình Studienkolleg với mục tiêu giúp sinh viên quốc tế làm quen với việc học tập chuyên môn bằng tiếng Đức. Đây là bước chuẩn bị vô cùng cần thiết để sinh viên có thể tự tin học tập tại các trường đại học Đức. Chương trình này cũng giúp chuẩn hóa kiến thức cốt lõi của các môn học cơ bản, nhằm giảm thiểu sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Đức và các nước khác.
Đối với du học sinh Việt Nam, việc tham gia Studienkolleg mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
So sánh với việc vào thẳng đại học Đức, con đường vào Đại học Đức thông qua Studienkolleg sẽ ngắn hơn nhiều so với vào thẳng Đại học Đức.
Tổng thời gian để vào Đại học Đức theo đường vào thẳng Đại học cần ít nhất 2 năm:
Lộ trình này khó khả thi bởi phải vừa học chương trình cử nhân, vừa học tiếng Đức.
Do đó, thời gian để vào thẳng Đại học Đức cần ít nhất 3 năm:
Danh sách liệt kê theo Bang (cột 1), Tên trường (cột 2), Thành phố (cột 3), Dành cho Uni hay FH (cột 4), Các khóa đào tạo (cột 5) và trang chủ (cột 6).
Nội dung học tập tại Studienkolleg (STK) có thể hiểu đơn giản là dạy lại chương trình lớp 12 của học sinh Đức, trước khi họ tham gia kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông (Abitur). Nếu so sánh với chương trình lớp 12 tại Việt Nam, các môn học ở STK có mức độ tương đương về độ khó, nhưng có sự khác biệt trong một số kiến thức.
Ví dụ: Môn Hóa học và Vật lý trong STK có phần dễ hơn so với cấp 3 tại Việt Nam, nhưng môn Toán học lại bao gồm các kiến thức về ma trận, đồng thời giảm bớt phần tích phân nâng cao (điển hình cho khóa học T-Kurs).
Chương trình dự bị đại học tại Đức thông thường kéo dài trong 1 năm, chia làm 2 học kỳ. Tuy nhiên, bạn sẽ có tối đa 2 năm kể từ ngày nhận visa để hoàn thành chương trình học này.
Khi kết thúc chương trình học 2 học kỳ, bạn cần phải vượt qua kỳ thi đầu ra FSP (Feststellungsprüfung). Đây là điều kiện cần để bạn có thể đăng ký vào các trường đại học tại Đức.
Trước khi quyết định tham gia chương trình dự bị đại học tại Đức, sinh viên quốc tế cần hiểu rõ các khối ngành dự bị phù hợp với mục tiêu học tập và chuyên ngành tương lai của mình.
Chương trình dự bị đại học được chia thành các khối ngành khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực học tập mà sinh viên lựa chọn. Mỗi khối ngành sẽ tập trung vào các môn học cơ bản và chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của các trường đại học tương ứng. Điều này giúp sinh viên có một nền tảng vững chắc và khả năng tiếp thu kiến thức trong môi trường học tập đại học tại Đức.
Tính đến thời điểm hiện tại, các trường dự bị đại học công lập tại Đức vẫn duy trì chính sách miễn học phí. Sinh viên chỉ cần đóng một khoản phí từ 100 đến 400 Euro mỗi kỳ học, gọi là phí sinh viên. Khoản phí này bao gồm việc sử dụng tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố và các chi phí liên quan như in ấn, sao chép tài liệu học tập. Tuy nhiên, sinh viên cần tự thanh toán các chi phí khác như sách giáo khoa, dụng cụ học tập và bảo hiểm y tế cá nhân.
Đối với các trường dự bị đại học tư thục, sinh viên phải chịu chi phí cao hơn để hoàn thành chương trình học. Mức học phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng trường. Ví dụ, tại Leipzig, học phí mỗi kỳ là 1.500 Euro, trong khi tại Berlin, con số này có thể lên tới 3.000 Euro.
Nếu bạn chưa đủ điều kiện về ngôn ngữ để vào học dự bị, bạn cần tham gia khóa học tiếng Đức kéo dài từ 8 đến 10 tháng trước khi bước vào chương trình chính thức. Chi phí cho khóa học ngôn ngữ này có thể dao động từ 6.000 đến 8.000 Euro.
Sinh viên cần chuẩn bị khoảng 7.000 đến 8.000 Euro mỗi năm để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian học dự bị đại học. Tuy nhiên, ở những thành phố có chi phí sinh hoạt cao như Munich, số tiền này có thể lên đến 10.800 Euro/năm. Ngược lại, ở những thành phố khác, chi phí sinh hoạt có thể thấp hơn đáng kể.
Theo số liệu từ DAAD, chi phí trung bình hàng tháng cho sinh viên dự bị đại học tại Đức như sau:
Tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng dao động từ 650 đến 696 Euro.
Chương trình dự bị đại học Studienkolleg là bước đệm quan trọng giúp sinh viên quốc tế, đặc biệt là du học sinh Việt Nam, nắm vững kiến thức cần thiết và rèn luyện kỹ năng tiếng Đức để tự tin học tập tại các trường đại học ở Đức. Bằng cách tham gia chương trình này, bạn không chỉ có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến mà còn giảm bớt áp lực và thời gian so với con đường vào thẳng đại học.
Dù lựa chọn học tại trường công lập hay tư thục, việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ giai đoạn ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua các kỳ thi quan trọng và đặt chân vững chắc vào con đường học vấn tại Đức. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và bắt đầu hành trình du học Đức của mình ngay từ hôm nay để đạt được thành công trong tương lai!
Phụ huynh, thí sinh có thể tham khảo học phí, điểm chuẩn 2018 ngành ngôn ngữ Anh, Trung, Hàn, Nhật của trường Ngoại ngữ, Hà Nội hay Sư phạm TP HCM.
1. Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Năm 2019, Đại học Ngoại ngữ tuyển sinh các ngành gồm Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Ả Rập chương trình đào tạo chuẩn và Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc chương trình chất lượng cao.
Hiện nhà trường thu 230.000 đồng/tín chỉ đối với sinh viên các ngành Ngôn ngữ nước ngoài. Năm 2019-2020, học phí sẽ tăng lên thành 265.000 đồng/tín chỉ. Tổng số tín chỉ trong bốn năm học là 134.
Với chương trình chất lượng cao, kinh phí đào tạo là 35 triệu đồng/năm, tổng số tín chỉ bốn năm học là 152.
Năm ngoái, trường lấy điểm trúng tuyển từ 27,6 đến 33 (môn Ngoại ngữ hệ số 2). Trong đó, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại điểm thi THCS Nghĩa Tân (Hà Nội). Ảnh: Dương Tâm
Các ngành ngôn ngữ của trường gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Nhật, Hàn Quốc; cùng với đó là chương trình chất lượng cao các ngành Trung Quốc, Italy, Hàn Quốc. Tổng chỉ tiêu các ngành này là 1.575, trong đó Ngôn ngữ Anh tuyển nhiều nhất - 300.
Năm 2018, ngành Hàn Quốc lấy điểm trúng tuyển cao nhất - 31,37 (môn Ngoại ngữ hệ số 2), Anh cao thứ hai với 30,6 điểm. Ngôn ngữ Nga có đầu vào thấp nhất - 25,3 điểm.
Học phí đối với sinh viên hệ chính quy khóa 2019-2023 cho tất cả ngành ngôn ngữ là 480.000 đồng/tín chỉ. Tổng học phí chương trình đào tạo cử nhân 4 năm gần 72,5 triệu đồng. Ngành Trung Quốc và Hàn Quốc chất lượng cao dự kiến là 33 triệu đồng/năm. Ngôn ngữ Italy chất lượng cao dự kiến 27 triệu đồng/năm.
Trường có bốn ngành ngôn ngữ gồm Anh, Pháp, Trung và Nhật với điểm đầu vào năm ngoái từ 22,65 đến 23,7. Tất cả ngành này đều tập trung đào tạo ngôn ngữ thương mại và chỉ tuyển sinh cho cơ sở ở Hà Nội. Học phí dự kiến năm học 2019-2020 đối với chương trình đại trà là 18,5 triệu/năm.
4. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM)
Theo Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019 của trường, học phí dự kiến với sinh viên chính quy trung bình khoảng 8 triệu đồng/năm.
Trường tuyển sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Italy. Riêng tiếng Anh, trường có cả chương trình chất lượng cao và tuyển sinh cho cả phân hiệu tại Bến Tre.
Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành thuộc nhóm ngôn ngữ từ 18,1 đến 23,2. Trong đó, tiếng Anh lấy cao nhất, Nga thấp nhất.
Tại TP HCM, bên cạnh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sư phạm cũng đào tạo nhiều ngành ngôn ngữ, gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc. Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành này từ 16,05 (Nga) đến 21,55 (Anh).
Về học phí năm học 2019-2020, với các học phần khoa học xã hội, sinh viên phải nộp 263.000 đồng/tín chỉ. Các học phần khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng là 327.000 đồng/tín chỉ.
6. Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng)
Năm 2019, trường tuyển sinh các ngành ngôn ngữ gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan. Các ngành Anh, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc có hệ chất lượng cao.
So với Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) hay Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), điểm chuẩn vào các ngành ngôn ngữ của Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng thấp hơn. Ngành Hàn Quốc có điểm đầu vào cao nhất - 21,71 trong khi Nga chỉ lấy 16,69.
Sinh viên hệ đại học chính quy phải đóng 8,9 triệu đồng năm học 2019-2020. Năm học sau, học phí sẽ tăng lên thành 9,8 triệu đồng. Học phí chương trình chất lượng cao trình độ đại học trung bình khoảng 12,6 triệu đồng/học kỳ.
7. Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế)
Theo đề án tuyển sinh của Đại học Huế, năm học 2019-2020, sinh viên Đại học Ngoại ngữ phải nộp 255.000 đồng/tín chỉ, tăng 20.000 đồng so với năm học trước. Toàn khóa 4 năm học có 140 tín chỉ, mỗi học kỳ học trung bình 17-18 tín chỉ. Học phí những năm tiếp sau tăng 10% so với năm trước liền kề.
Năm nay, trường tuyển 1.250 chỉ tiêu các ngành tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc năm ngoái có đầu vào cao nhất - 20 điểm; sau đó đến Nhật và Trung Quốc 18,75 điểm; Anh lấy 17 điểm.
Khoa Ngoại ngữ của Đại học Thái Nguyên có bốn ngành ngôn ngữ gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc. Học phí của nhóm ngành hiện tại là 810.000 đồng/tháng và được quy đổi ra học phí tín chỉ theo chương trình đào tạo.
Điểm trúng tuyển vào các ngành ngôn ngữ của khoa ở mức thấp, trong đó ngành Trung Quốc năm ngoái lấy 19 điểm (cao nhất), Anh là 17,5. Hai ngành ngôn ngữ Nga và Pháp chỉ lấy 13 điểm khi xét dựa trên điểm thi THPT quốc gia. Mức này bằng mức nhận hồ sơ xét tuyển của hầu hết trường cả nước.
Đại học vùng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai ngành ngôn ngữ gồm Anh và Pháp, trong đó tiếng Anh có cả hệ chất lượng cao.
Học phí các ngành học đại trà năm học 2019-2020 là 8,9 triệu đồng/năm; ngành Ngôn ngữ Anh chương trình chất lượng cao là 24 triệu đồng/năm.
Điểm chuẩn Ngôn ngữ Anh và Pháp năm ngoái lần lượt là 21,25 và 16,25.
Trường đại học vùng của khu vực Bắc Trung Bộ chỉ có một ngành ngôn ngữ Anh. Học phí trung bình áp dụng cho năm học 2019-2020 là 11,9 triệu đồng/năm. Năm ngoái, ngành này lấy điểm chuẩn là 18.
Ngoài ra, nhiều đại học công lập ở Hà Nội, TP HCM cũng đào tạo ngành ngôn ngữ nhưng chủ yếu chỉ tiếng Anh, một số trường có thêm ngành tiếng Trung.
Các môc tuyển sinh đại học thí sinh cần nhớ (click vào ảnh). Đồ họa: Tạ Lư
Ở nhóm trường tư thục, Đại học Thăng Long ( Hà Nội) đào tạo nhiều ngành ngôn ngữ nhất, gồm: Anh, Nhật, Hàn, Trung Quốc. Chỉ tiêu năm 2019 cho 4 ngành này lên tới 660.
Trái ngược với nhiều đại học công lập, ngành ngôn ngữ Anh của Đại học Thăng Long có điểm trúng tuyển năm 2018 thấp nhất trong khối ngành ngoại ngữ với 17,6 điểm. Ba ngành còn lại đều trên 19. Ngôn ngữ Trung Quốc có đầu vào cao nhất với 19,6 điểm.
Học phí dự kiến cho ngành ngôn ngữ Nhật, Hàn là 24 triệu đồng/năm, thuộc nhóm ngành có học phí cao nhất trường. Tiếng Anh và Trung Quốc có học phí 23 triệu đồng/năm.
Đại học Phương Đông (Hà Nội) có ba ngành ngôn ngữ gồm Anh, Trung Quốc và Nhật. Tổng chỉ tiêu cho các ngành này năm nay là 220. Năm ngoái, các ngành này chỉ lấy 14 điểm.
Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy năm 2019-2020 là 320.000 đồng/tín chỉ, tương đương khoảng 15 triệu đồng/năm. Lộ trình tăng học phí không quá 10% cho năm tiếp theo.
Đại học Hùng Vương TP HCM đào tạo ba ngành ngôn ngữ gồm Anh (120 chỉ tiêu), Nhật (115) và Trung Quốc thương mại (110). Học phí dự kiến với sinh viên chính quy là 700.000 đồng/tín chỉ. Điểm chuẩn vào trường chỉ 14.
Đại học Nguyễn Tất Thành (TP HCM) có hai ngành Ngôn ngữ là Anh và Trung Quốc. Học phí dự kiến của hai ngành này lần lượt là 30,9 và 30,430 triệu đồng/năm, thời gian học là 3,5 năm. Điểm chuẩn hai ngành này năm ngoái là 15.