Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 19.956ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, 4.246 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về cơ sở vật chất và nuôi trồng thuỷ sản.
Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 19.956ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, 4.246 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về cơ sở vật chất và nuôi trồng thuỷ sản.
Bão Yagi đã tấn công trực tiếp vào các khu vực ven biển Hải Phòng và Quảng Ninh, nơi có nhiều vùng nuôi cá lồng bè lớn nhất khu vực miền Bắc. Gần một tuần trôi qua kể từ thời điểm cơn bão số đổ bộ vào nước ta, nhưng thiệt hại do cơn bão gây ra đang khiến nhiều hộ nuôi và doanh nghiệp gần như mất trắng do ảnh hưởng của bão lũ, nguồn nguyên liệu cũng bị nước lũ cuốn trôi, khó khăn chồng chất khó khăn.
Các lồng bè nuôi cá tại Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng) và Vân Đồn (Quảng Ninh) bị sóng lớn đánh sập, hàng trăm tấn cá bị cuốn trôi ra biển. Người nuôi mất trắng toàn bộ sản lượng, chưa kể đến các thiệt hại về lồng bè và cơ sở vật chất. Nhiều vùng nuôi trồng tôm và ngao ven biển bị ngập úng, ao hồ sạt lở khiến người dân phải thu hoạch non hoặc chấp nhận mất trắng. Tại khu vực Vân Đồn, nơi nổi tiếng với các mô hình nuôi hàu và ngao, sóng biển mạnh đã cuốn trôi hàng triệu con giống, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc STP Group, cho biết khu vùng nuôi của công ty tại Quảng Ninh bị đứt và trôi đi hết. Các thiết bị máy tính điều khiển công ty gắn tại các lồng nuôi đều bị đánh chìm và không hoạt động được. Mặc dù đến nay, công ty xác định được định vị của các thiết bị này nhưng vẫn chưa đi trục vớt được để kiểm tra xem còn hoạt động được không. Công ty bị mất toàn bộ lưới neo, phù du, sinh vật, nhiều cá lớn cỡ khoảng 40kg/con cũng bị trôi. Ước thiệt hại của công ty khoảng gần 10 tỷ đồng.
Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thuỷ sản, không chỉ phá hủy hạ tầng, bão Yagi còn làm thay đổi đáng kể chất lượng nước tại các vùng nuôi trồng, gây ra những tác động tiêu cực lâu dài. Mưa lớn từ bão làm trôi đất đá và chất thải vào các ao hồ và vịnh biển, khiến nồng độ ô nhiễm trong nước tăng cao. Điều này gây sốc môi trường cho nhiều loài thủy sản nhạy cảm như cá biển và tôm, dẫn đến tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nuôi trồng. Ở khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng), nồng độ muối trong nước biển giảm mạnh do mưa lớn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài thủy sản như cá giò và cá bớp, vốn rất nhạy cảm với độ mặn.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho biết nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng khi nhà xưởng, nhà máy bị tốc mái; hệ thống điện hỏng kéo theo hàng đông lạnh bị ảnh hưởng.
"Không chỉ thiệt hại lớn về tài sản, các doanh nghiệp còn đang đối mặt với nguy cơ không thể thực hiện các đơn hàng xuất khẩu theo đúng thời hạn do cơ sở nhà xưởng, thiết bị, máy móc, điện, nước bị hư hỏng, đình trệ khiến hoạt động sản xuất bị ngưng lại làm ảnh hưởng đến đơn hàng và nguy cơ bị khách hàng phạt tiền là những tổn thất về cơ hội kinh doanh chưa thể tính được hết”.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Công ty TNHH Việt Trường (Hải Phòng) có 3 nhà máy thì 2 nhà máy bị tàn phá nghiêm trọng. Các xưởng sản xuất, kho xưởng bao bì, thức ăn viên bị tốc mái và đổ; bao bì bị ướt. Nguyên liệu công ty nhập khẩu về đang phải tạm lưu container tại cảng, chấp nhận chịu chi phí lưu kho và điện cắm tại cảng. Doanh nghiệp dự kiến phải tạm dừng hoạt động 20 ngày để có thể khôi phục các điều kiện sản xuất.
Một doanh nghiệp thuỷ sản tại Hải Phòng, cho hay theo hợp đồng đã ký kết, cuối tháng 9/2024 doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu tôm nguyên con sang thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, 5 bè nuôi tôm và cá của doanh nghiệp này đã bị bão cuốn trôi. Công ty đã gửi thư cho đối tác để giải thích, nói rõ tình hình dịch bão lũ mong đối tác thông cảm.
Bão Yagi cũng gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và logistics. Hệ thống giao thông bị tắc nghẽn do mưa lũ và hư hỏng khiến quá trình vận chuyển nguyên liệu từ các vùng nuôi đến nhà máy chế biến bị trì hoãn. Cảng Hải Phòng, một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
"Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không chỉ phải đối mặt với chi phí tăng do gián đoạn vận chuyển mà còn gặp khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa. Nhiều chuyến hàng bị hoãn, phải lưu trữ trong thời gian dài có thể khiến chất lượng sản phẩm bị giảm sút, làm tăng nguy cơ thua lỗ", ông Nguyễn Hoài Nam chia sẻ.
Trước những thiệt hại của các doanh nghiệp thuỷ sản miền Bắc, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị các địa phương đề xuất các giải pháp có chính sách hỗ trợ cho các gia đình nông, ngư dân khắc phục khó khăn, khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống thời gian tới.
Theo ghi nhận, những ngày qua các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng cùng các tỉnh thành khác đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.
"Đề nghị các ngân hàng xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, nghiên cứu việc tiếp tục cho vay mới đối với doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại do bão để họ có thể khôi phục sản xuất kinh doanh. Thực hiện xử lý nợ, xử lý rủi ro theo các quy định hiện hành đối với khách hàng thiệt hại nặng, mất khả năng chi trả".
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết đã làm việc với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để thảo luận, thống nhất phương án tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng đang vay vốn bị ảnh hưởng của cơn bão Yagi.
Để vượt qua khó khăn sau bão, ông Huy đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với khách hàng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bão, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản đề nghị các ngân hàng thương mại phải tập trung hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp, người dân và hộ vay vốn khắc phục ngay các khó khăn do bão gây ra. Đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại tạm thời khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi ngay những khoản nào đã đến hạn. Cùng với đó, khuyến khích ngân hàng tích cực cho khách hàng vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Về giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão Yagi, Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giãn hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ theo quy định.
Để khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khuyến nghị các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đối tác logistics để khôi phục hoạt động vận chuyển hàng hóa. Chính quyền cần ưu tiên sửa chữa hạ tầng giao thông, cảng biển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thay thế và xây dựng kế hoạch dự phòng để đảm bảo không bị gián đoạn sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chuỗi cung ứng thông minh có thể giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thiệt hại trong các tình huống khẩn cấp như bão lũ.
Sau bão, vấn đề ô nhiễm môi trường nước và dịch bệnh là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các vùng nuôi trồng. Việc giám sát và kiểm soát dịch bệnh cần được triển khai đồng bộ, với sự tham gia của cả nhà nước, các doanh nghiệp và người nuôi. Chính quyền địa phương cần tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn người nuôi các biện pháp vệ sinh môi trường, xử lý ao hồ và đảm bảo nước sạch trước khi tái sản xuất. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào hệ thống xử lý nước và bảo vệ môi trường nuôi trồng để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm trong tương lai.
Dưới hình thức mua kỳ nghỉ dưỡng tại dự án này, nhiều khách hàng đã đóng vào đây từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Tuy nhiên, đáng quan ngại là khi thấy sản phẩm không như những lời hứa hẹn bán hàng trước đó, khách hàng muốn thanh lý hợp đồng thì không được và đứng trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ số tiền đã đóng.
Chị Lê Kim Huệ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, năm 2017 trước những lời tư vấn “có cánh” về dự án này, chị đã đóng số tiền đặt cọc gần 200 triệu đồng để ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ tại dự án. “Khi bắt đầu tiếp cận, tôi được nhân viên bán hàng tư vấn vẽ cho toàn viễn cảnh màu hồng là dự án sẽ mang lại lợi nhuận lớn.
Bên cạnh đó là việc tư vấn cho khách hàng hiểu nhầm được sở hữu một phần căn hộ tương ứng với số tiền mình bỏ ra. Khách hàng có thể chuyển nhượng hoặc thừa kế lại cho con cái. Nếu khách hàng không có nhu cầu, công ty sẽ chuyển nhượng giúp hoặc cho thuê giúp khách hàng”, chị Huệ cho biết.
Sau khi cầm hợp đồng đã ký, chị mới tá hỏa vì sự thật trái hoàn toàn so với lời quảng cáo, tư vấn bán hàng. Cụ thể là mỗi một hợp đồng lên tới vài trăm triệu chỉ để sở hữu kỳ nghỉ 7 ngày mỗi năm và thời gian kéo dài hơn 35 năm.
Khách hàng không được phép sang nhượng. Chưa kể, để được hưởng kỳ nghỉ này chỉ có chủ sở hữu mới được tham gia nghỉ dưỡng, không thể dành cho người khác và phải đóng phí hàng năm từ 5 - 7 triệu đồng.
Cũng từ những lời tư vấn có cánh mà chị Tạ Thị Kim Loan (Thanh Trì, Hà Nội) đã đóng vào công ty 572 triệu để mua 2 tuần kỳ nghỉ thời điểm cuối năm 2018. “Vì tư vấn bán hàng như thế tôi mới tham gia. Vậy nhưng mấy tháng sau khi đóng tiền, tôi mới được cầm hợp đồng thì sự thật không phải vậy. Vấn đề ở đây là khi ký hợp đồng, chúng tôi chỉ có một khoảng thời gian ngắn chừng 30 phút để xem qua rồi ký. Ký xong đưa lại cho phía người của công ty để trình lãnh đạo ký. Có người thì nửa tháng, một tháng nhưng tôi thì phải mấy tháng sau mới được cầm lại hợp đồng đã ký để nghiên cứu cụ thể. Xem lại hợp đồng, thấy các điều khoản rất bất lợi cho khách hàng. Chính vì thế, tôi đã yêu cầu thanh lý hợp đồng, trả lại tiền nhưng công ty không trả mà cứ hứa hẹn. Tôi đã đi lại rất nhiều lần nhưng không giải quyết được. Không những thế, công ty dọa nếu không tiếp tục theo dự án thì tôi sẽ mất tiền”, chị Loan cho biết.
Trường hợp chị Nguyễn Linh Chi (Đống Đa, Hà Nội) sau khi hợp đồng năm 2016 bị xóa tên trên hệ thống, đến tháng 8-2019, chị lại tiếp tục ký một hợp đồng mới và đóng thêm tiền. Tuy nhiên, không muốn tiếp tục theo dự án nên chị đã yêu cầu thanh lý hợp đồng.
Sau đó chị nhận được email thông báo từ phía công ty trả lời về đề nghị chấm dứt hợp đồng và yêu cầu công ty trả lại số tiền đã đặt cọc theo hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ PBRC-H-002036 ngày 24- 8- 2019. Trong thông báo này, phía công ty đã nêu rõ, khách hàng không có cơ sở để chấm dứt hợp đồng và công ty sẽ không hoàn lại số tiền đã đóng cho khách hàng.
“Chỉ với email thông báo này, phía Công ty Vịnh Thiên Đường đã nói thẳng với chúng tôi rằng, nếu không tiếp tục theo dự án này nữa thì chúng tôi sẽ mất trắng số tiền đã đóng vào đây. Đây chẳng khác nào hành động chiếm đoạt tiền của khách hàng một cách trắng trợn. Việc làm này đang đẩy nhiều gia đình vào cảnh tan cửa nát nhà”, chị Chi bức xúc cho hay.
Theo thông tin phóng viên có được, lượng khách hàng đã trót ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ như 3 trường hợp nêu trên khá nhiều và tổng số tiền đang bị “chôn” tại các hợp đồng này không nhỏ.
Theo Luật sư Trần Quang Khải, Văn phòng Luật sư Trần Quang Khải và cộng sự (Đoàn luật sư TP Hà Nội) thì lý do mà phía chủ đầu tư đưa ra để không cho thanh lý hợp đồng và không hoàn trả lại tiền cho khách hàng là dựa vào các điều khoản trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ mà khách hàng đã ký, tuy nhiên có nhiều vấn đề cần được làm rõ.
Đầu tiên là việc xem lại việc ký kết hợp đồng giữa khách hàng và chủ đầu tư. Trong một giao dịch thì nội dung hợp đồng chỉ là một phần. Để khẳng định giao dịch đó có hợp pháp và có hiệu lực không thì pháp luật còn căn cứ vào các điều kiện khác không có trong hợp đồng như: Đối tượng ký kết, hoàn cảnh ký kết, điều kiện ký kết.
“Theo phản ánh của khách hàng, nếu như chủ đầu tư thật sự không dành thời gian cho khách hàng đọc và nghiên cứu hợp đồng, cung cấp những thông tin sai sự thật để khách hàng hiểu sai lệch về mục đích của dịch vụ, quảng cáo sai sự thật… thì rõ ràng phải xem lại tính pháp lý của hợp đồng này. Bởi căn cứ theo điều 126 và 127 Bộ luật Dân sự 2015 thì toàn bộ giao dịch này sẽ vô hiệu”, Luật sư Trần Quang Khải phân tích.
Cũng theo Luật sư Trần Quang Khải thì với những phản ánh của khách hàng, có nhiều tình tiết đã vi phạm điều 17 Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Luật sư Khải diễn giải, hợp đồng này là hợp đồng được soạn sẵn theo mẫu, dài tới mấy chục trang, với rất nhiều điều khoản, trình bày phức tạp mà khách hàng chỉ có 30 phút để đọc và ký là chưa đủ thời gian nghiên cứu trước khi quyết định.
Theo phản ánh của khách hàng, ai muốn có hợp đồng để nghiên cứu thì bắt buộc phải ký hợp đồng và thanh toán 30% rồi chờ nửa tháng, một tháng, thậm chí có người mấy tháng sau mới nhận được hợp đồng. Khách hàng còn phản ánh, trong thời gian chờ hợp đồng, phía công ty còn liên tục thúc ép các khoản thanh toán để đến khi nhận được hợp đồng thì mọi việc đã an bài là vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Luật sư Trần Quang Khải giải thích thêm lý do để xem xét lại hợp đồng đã ký kết giữa khách hàng và chủ đầu tư là theo phản ánh của khách hàng thì điều kiện ký kết ở đây chưa đảm bảo. “Khách hàng cho biết, công ty ký kết hợp đồng với khách hàng khi chưa đủ điều kiện, không có giấy phép kinh doanh cho thuê phòng lưu trú du lịch. Hầu hết các hợp đồng được ký khi chưa xây dựng xong, chưa đi vào kinh doanh, chưa có giấy phép cho thuê phòng lưu trú. Áp dụng theo khoản 6 điều 17 Luật Doanh nghiệp thì đây là hành vi bị cấm. Điều này cũng vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được quy định tại điều 49 Luật Du lịch”, Luật sư Khải cho hay.
Luật sư Trần Quang Khải cho rằng, tranh chấp giữa các bên khi không thương lượng được thì nên được giải quyết tại tòa, bởi mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền kinh doanh những thứ mà pháp luật không cấm, tuy nhiên mọi hình thức kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc chưa có tiền lệ thì khi phân xử, theo quy định của pháp luật, tòa án sẽ áp dụng phong tục tập quán, án lệ và lẽ công bằng để phán xử bởi bản chất của pháp luật là công bằng về quyền lợi của tất cả các bên.
Liên quan đến dự án này, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã có phiếu chuyển đơn ngày 26-6-2020 đến Công an tỉnh Khánh Hòa khi nhận được đơn của ông Lê Mạnh Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với nội dung tố cáo Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức ký hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ tại dự án này. Được biết, sau đó, khách hàng Lê Mạnh Hà đã được phía công ty làm việc và trả lại 50% số tiền đã đóng. Phải chăng, với những khách hàng đấu tranh mạnh mẽ, phía công ty mới có động thái như vậy?
Trước những phản ánh từ phía khách hàng tại dự án Alma- Nha Trang, để có thông tin đa chiều, phóng viên Báo CAND đã liên hệ làm việc với phía Công ty Vịnh Thiên Đường. Tuy vậy, dù tiếp nhận thông tin từ phía phóng viên nhưng nhiều ngày qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ đại diện của công ty này.
Tham gia hàng loạt buổi hội thảo, nghe những “quản lý”, nhà phân phối (NPP) vẽ viễn cảnh ngồi mát ăn bát vàng, hàng loạt người đã đun tiền vào hệ thống đa cấp của Cty Thiên Ngọc Minh Uy (TNMU) nuôi giấc mộng làm giàu. Giấc mơ hái tiền, đổi đời đâu không thấy, nhiều người nay đứng ngồi không yên, đối mặt với nợ nần chồng chất sau khi tập đoàn đa cấp này vừa chính thức “khai tử”...
Cuối tháng 4-2017, Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương chính thức thông báo kết quả xử lý sai phạm của doanh nghiệp đa cấp - Cty TNHH TNMU, cụ thể là số liệu đại lý và người tham gia bán hàng đa cấp của Cty này đã có 13 hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 42 và pháp luật có liên quan tại 34 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mức xử phạt cũng được đưa ra là hơn 1,5 tỷ đồng. Thông báo cũng nêu rõ, có hơn 250.000 người từng được cấp các mã thành viên của TNMU trên toàn quốc và số lượng thành viên tham gia theo hình thức chân rết của hệ thống đa cấp với mô hình hoạt động tinh vi này lên tới hơn 1 triệu người. Bộ Công Thương cũng yêu cầu TNMU phải giải quyết quyền lợi cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định.
Yêu cầu là vậy, song, để những bị hại đòi lại những gì đã mất nghe ra rất khó khăn. TP Đà Nẵng những ngày đầu tháng 9, tôi lân la tìm gặp những “đối tác”, NPP của TNMU. Bà Thu M., trú Q. Hải Châu cứ vò đầu bứt tai tự trách mình sao quá tin lời đường mật của các NPP “cấp trên”, nhưng đã quá muộn mằn. Tháng 4-2016, bà gặp được “nhà kinh doanh” của TNMU - tên Ng. Ban đầu là những câu chuyện xã giao, thăm hỏi sức khỏe, công việc, cuộc sống gia đình, rồi tiến xa hơn là kịch bản kinh doanh làm giàu không khó, thu nhập mỗi tháng có thể hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng mà Ng. vẽ ra. Đơn giản, bà chỉ cần đăng ký tham gia vào mạng lưới bán hàng của TNMU để được cấp mã thẻ, rồi mua hàng, giới thiệu cho bạn bè, người thân tham gia mạng lưới. Cứ thế, số lượng người bán hàng càng nhiều, hàng bán càng nhiều thì lợi nhuận, hoa hồng từ “trên trời rơi xuống” với bà càng nhiều.
Không chỉ hưởng lợi bằng vật chất, khi tham gia mạng lưới TNMU, bà M. và người thân còn được hứa hẹn bằng những chuyến du lịch miễn phí theo tiêu chuẩn “5 sao”. Cũng từ đó, bà M. theo Ng. xiêm áo lộng lẫy tham gia những buổi hội thảo do “người trưởng thành” từ TNMU tổ chức, đứng ra diễn thuyết. Những câu chuyện “giàu lên trong chớp mắt”, “hái tiền tỷ” mỗi năm, “ngồi mát ăn bát vàng”... liên tục được những “diễn viên” của TNMU “múa” trên bục sân khấu. Rồi đêm đến, Ng. về nhà bà M. ăn ngủ, ghé tai nhau chuyện trò. “Như lời cô Ng. và những người thuyết trình của TNMU nói tại các lần hội thảo thì cứ giới thiệu được một người vào đường dây, người giới thiệu sẽ được hưởng 10% giá trị hợp đồng và hưởng theo cấp số nhân tương ứng với số người lôi kéo được” – bà M. kể.
Sau những lời mật ngọt, bà M. đem toàn bộ số tiền tích góp của mình và vay bạn bè, anh em tổng cộng hơn 450 triệu đồng đăng ký mua 42 mã sản phẩm với lời hứa sẽ nhận được lãi tiền tỷ sau 2 năm, chưa kể gốc góp vào. Các mặt hàng trong mã sản phẩm đăng ký tham gia chủ yếu là rau sạch, máy mát xa chân, hộp trang điểm, áo ngực, thuốc... Theo bà M., mỗi mã sản phẩm bà ký hợp đồng mua của TNMU do Ng. giới thiệu là 11.800.000 đồng, trong số đó bà đã nhận hàng 9 mã/42 mã đăng ký. Số còn lại, trong hợp đồng nêu rõ, sẽ hoàn trả lại tiền nếu bà chưa nhận sản phẩm về giới thiệu, tiêu thụ. Đến cuối tháng 4-2017, khi bà M. nghe tin TNMU bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, bà vội liên hệ với Ng. và lên văn phòng giao dịch của TNMU tại Đà Nẵng để yêu cầu nhận về khoản tiền từng được công ty hứa hẹn, nhưng chỉ nhận được những lời giải thích và cam kết miệng sẽ trả lại tiền trong tháng 7 hoặc tháng 8-2017.
Chung nỗi thất vọng, ông T., chị Gi., bà N. cùng hàng chục người khác mà bà M. biết trong quá trình góp vốn kinh doanh cũng thở dài ngao ngán khi đi vay mượn và bỏ ra hàng trăm triệu đồng, có người trên 2 tỷ đồng nuôi hy vọng làm giàu từ TNMU, nhưng nay đang phải điêu đứng vì nợ nần chồng chất.
Theo lời những nạn nhân từng lỡ bước theo “con đường làm giàu” cùng TNMU thì các NPP khi bắt bạn với mình đều vẽ ra viễn cảnh rất tươi sáng. Thậm chí có người suốt ngày đến nhà chơi, đi chợ nấu ăn, đấm bóp lưng cho họ trước khi moi móc chuyện vốn liếng mới đưa ra bài toán tài chính, chủ yếu đánh vào tâm lý lo cho con cái về sau. Nạn nhân T. sau khi đầu tư gần 1 tỷ đồng vào TNMU nay mới vỡ lẽ ra rằng, bản thân, người thân, bạn bè, khách hàng của mình chẳng ai giàu lên được cả. Tất cả chỉ là mơ hồ, tham vọng viển vông. Ông T. kể: Trong những buổi hội thảo TNMU tổ chức, họ từng giới thiệu trong hệ thống kinh doanh của TNMU có hàng chục, hàng trăm “tỷ phú”, khiến mọi người ai cũng ghi nhớ, đưa hình mẫu đó vào bộ nhớ của mình để đặt mục tiêu phấn đấu: Mua được nhiều mã hàng và giới thiệu càng nhiều người tham gia mạng lưới cho TNMU càng tốt. Nhưng khi hay biết TNMU đổ bể, sai phạm, mọi người tìm hiểu qua các kênh mới vỡ lẽ, hình mẫu mình đang ngưỡng mộ chỉ là sự dối trá, tự khuếch trương nhảm nhí để lôi kéo người có tham vọng đổi đời vào bẫy.
Cũng vì quá tin lời đường mật từ các NPP của TNMU, nạn nhân T., M., Gi., N... đã ôm về hàng trăm mã hàng với giá trên trời, bây giờ bán không ai mua, cho không ai lấy. Dẫn chứng điều này, bà M. mang ra cho tôi xem mã hàng “áo ngực” (như bà M. nói thì trước khi nhận mã hàng này về giới thiệu và bán cho bạn bè, người thân, NPP của bà và những “chuyên gia” của TNMU từng diễn thuyết, phân tích rằng áo có khả năng trị các bệnh ung thư – PV) bà mua của TNMU với giá 11.800.000 đồng. Nhưng rồi khi mang đi giới thiệu mãi chẳng bán được cái nào. Đến khi biết TNMU đổ bể, sai phạm, những “chiếc áo trị ung thư” bà M. đem cho cũng chẳng ai lấy. Cuối cùng, cũng có những người nhận ra cái kết khi tham gia vào các tập đoàn kinh doanh đa cấp. Nói một cách công tâm, sự “thành công” của các NPP mà các Cty đa cấp vinh danh có hay không chỉ bản thân họ biết chứ chưa ai kiểm chứng nổi. Như cách đây 3 năm tôi thực hiện loạt bài phóng sự điều tra về Cty đa cấp A., chứng kiến cảnh họ giới thiệu cha con “tỷ phú” người Thái” tên W. nhờ theo A. nên trở thành 1 trong số 40 người có tài sản từ 85 triệu USD trở lên mà tạp chí Forbes từng bình chọn. Nhưng thực tế khi chúng tôi thử tìm trên Google với những cụm từ như: “Tỷ phú Thái Lan W.” hay “W. kinh doanh A.”, “W + Amway”... đều không có một kết quả nào hiện hữu. Và trong bảng xếp hạng 40 người giàu nhất ở Thái Lan có tài sản từ 85 triệu USD trở lên do tạp chí Forbes bình chọn cũng chưa từng xuất hiện cái tên này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nạn nhân từng bước chân theo TNMU tại Đà Nẵng rất lớn, tuy nhiên do sợ xấu hổ, mất uy tín bản thân với bạn bè, người thân nên con số đứng ra khiếu nại tố cáo rất ít. Lãnh đạo Sở Công Thương cho hay, cùng với cả nước, khi tập đoàn TNMU đổ bể, hoạt động đa cấp của đơn vị này tại 370-Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng cũng đã dừng hẳn. Nhiều tháng qua, cũng có dăm bảy người khiếu nại tố cáo tập đoàn này để đòi quyền lợi và Sở đã giao cho Thanh tra sở tiếp nhận, từ đó có hướng dẫn cho người dân. Lãnh đạo Sở Công thương cũng khuyến cáo đến tất cả mọi người rằng, đừng hám lợi và tin các Cty hoạt động kinh doanh đa cấp, bởi đi theo con đường này, mọi tham vọng chỉ là viễn vông. Giấc mộng đổi đời chỉ là hư vô!