Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Ở Việt Nam

Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Ở Việt Nam

1. Các mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng

1. Các mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng

Thông tư hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng là những thông tư nào?

Theo đó, các thông tư hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng còn hiệu lực bao gồm:

- Thông tư 43/2021/TT-BTC sửa đổi Khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi tại Thông tư 26/2015/TT-BTC) do Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 93/2017/TT-BTC sửa đổi Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Thông tư 119/2014/TT-BTC) và bãi bỏ Khoản 7 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi theo Thông tư 119/2014/TT-BTC, 151/2014/TT-BTC, 26/2015/TT-BTC) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- THông tư 150/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí do Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 92/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 72/2014/TT-BTC về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Xem thêm: Cách tự quyết toán thuế TNCN online

Luật Thuế giá trị gia tăng mới nhất 2024?

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có Luật mới ban hành thay thế Luật Thuế giá trị tăng cũ. Do đó, năm 2024, vẫn sẽ áp dụng các Luật Thuế giá trị gia tăng dưới đây:

- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008

- Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016

- Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014

- Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013

Theo thông tin từ Cổng TTĐT Tổng cục Thuế, tại phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBTVQH sẽ xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trong đó có dự án Luật Thuế GTGT (sửa đổi).

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất 4 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bao gồm:

Chính sách 1: Mở rộng cơ sở thuế (thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng chịu thuế GTGT 5%). Giải pháp thực hiện là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT để thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT (chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế 5% hoặc 10%); nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật Thuế GTGT để thu hẹp đối tượng chịu thuế 5% (chuyển một số dịch vụ sang đối tượng chịu thuế 10%).

Chính sách 2: Sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu của chính sách này nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT, phòng chống rửa tiền, hạn chế gian lận để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Chính sách 3: Sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 và Điều 7 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng không chịu thuế và giá tính thuế để đồng bộ với quy định của các luật khác có liên quan (Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật trồng trọt; Luật chứng khoán).

Chính sách 4: Sửa đổi để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện; nghiên cứu áp dụng mức thuế suất phổ thông phù hợp.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Xem chi tiết Dự thảo Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại đây.

Luật Thuế giá trị gia tăng mới nhất 2024 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng?

Ai là người phải đóng thuế giá trị gia tăng?

Người chịu thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cụ thể như sau:

Văn bản hướng dẫn cụ thể người nộp thuế quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.

Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp này, anh/chị sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng gián tiếp.

Ví dụ cụ thể như: anh/chị ghé cửa một cửa hàng tiện lợi mua một lon bia, thì người trực tiếp đóng thuế giá trị giá tăng đó là chủ cửa hàng và anh/chị là người gián tiếp đóng thuế này.