Lương Bình Quân Người Việt Nam

Lương Bình Quân Người Việt Nam

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng từ năm 1990 đến 2024. Từ mức thấp chỉ vài trăm USD vào đầu thập kỷ 1990, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển nhờ các chính sách cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua các năm không chỉ phản ánh sự gia tăng thu nhập mà còn thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng TOPI tìm hiểu về chỉ số GDP của Việt Nam qua các năm nhé.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng từ năm 1990 đến 2024. Từ mức thấp chỉ vài trăm USD vào đầu thập kỷ 1990, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển nhờ các chính sách cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua các năm không chỉ phản ánh sự gia tăng thu nhập mà còn thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng TOPI tìm hiểu về chỉ số GDP của Việt Nam qua các năm nhé.

So sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước khác

Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 5 tại Đông Nam Á về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 toàn cầu. Trong khi đó, Singapore dẫn đầu Đông Nam Á với khoảng 66.263 USD, xếp thứ 8 thế giới.

Vào năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 547 USD, xếp thứ 160/195 toàn cầu. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 3.743 USD, gấp 3,7 lần so với 19 năm trước.

Việt Nam đang tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đến năm 2030, nước này hướng tới mục tiêu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD và trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, mục tiêu là trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao.

Việt Nam là một quốc gia có chỉ số GDP tăng trưởng đều, ổn định. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của cả nước và mức sống của người dân ngày một nâng cao. Thông qua chỉ số GDP qua các năm sẽ giúp chúng ta biết được những chiến lược kinh tế mà chính phủ đề ra đã đạt hiệu quả và đang từng bước đưa Việt Nam phát triển không ngừng.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, trong quý IV năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng trưởng này được đánh giá là cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022, với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%.

Một góc thành phố Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).

Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2,64%.

Tính chung, GDP năm 2023 ước tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.

Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).

Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32%.

Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10,22 triệu tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

GDP, GDP bình quân đầu người là gì?

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Nguyên tắc biên soạn và công bố GDP của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:

- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.

- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.

- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Vai trò của GDP thu nhập bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường sự phát triển kinh tế.

Đầu tiên, chỉ số này giúp cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ ổn định và phát triển của một quốc gia. Khi GDP bình quân đầu người tăng, điều đó thể hiện rằng nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân cải thiện và mức sống được nâng cao. Ngược lại, GDP bình quân đầu người thấp hoặc giảm có thể cho thấy sự suy thoái kinh tế, thu nhập thu hẹp lại và chất lượng cuộc sống suy giảm.

GDP giúp Chính phủ hoạch định chiến lược kinh tế

Thứ hai, GDP bình quân đầu người còn giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế mà một quốc gia áp dụng. Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào chỉ số này để phân tích những thành công hay hạn chế trong chiến lược phát triển kinh tế. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện cơ cấu kinh tế và phân phối thu nhập công bằng hơn.

Thứ ba, GDP bình quân đầu người là một thước đo quan trọng để so sánh sự phát triển giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó cho phép các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng mức độ phát triển kinh tế của từng nước.

GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng, mang tính chất nền tảng giúp định hướng và đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia.