Đông Âu gồm những nước nào? Đông Âu có phát triển không? Các đất nước Đông Âu có đặc điểm gì nổi bật? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về các quốc gia trong khu vực này.
Đông Âu gồm những nước nào? Đông Âu có phát triển không? Các đất nước Đông Âu có đặc điểm gì nổi bật? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về các quốc gia trong khu vực này.
Nga là quốc gia rộng lớn với diện tích đứng thứ hai trên thế giới. Lãnh thổ của Nga trải dài qua hai châu lục và châu Âu ( Đông Âu) và châu Á. Mỗi mảnh đất nơi đây lại thuộc một phần của Châu Âu và phần thuộc Châu Á trong vùng núi Đông Siberia và cao nguyên Trung Siberia.
Nga là một trong những quốc gia thu hút rất nhiều du khách mỗi năm. Đến với vùng đất tuyệt đẹp này du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc nổi tiếng mà còn có dịp thưởng thức nét văn hóa, ẩm thực của người dân Nga.
Một đất nước có vẻ đẹp ngất ngây của những kiến trúc đồ sộ, văn hóa đặc trưng, con sông thơ mộng, hay những hàng cây bạch dương nhuốm màu vàng ngọt ngào.
Thành phố Prague là thành phố lớn nhất và là thủ đô của cộng hoà Séc. Prague có dân số 1.5 triệu dân, là thành phố lớn thứ 15 trong liên minh châu Âu. Được mệnh danh là “trái tim bé bỏng” của châu Âu, Prague vẫn giữ lại được phần lớn những công trình kiến trúc cổ kính ngay tại trung tâm.
Mùa hè là mùa du lịch ở Prague nên vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 các du khách du lịch đổ về đây rất đông. Thời tiết mùa hè ở Prague khá nóng mà lại đông đúc chen chúc thì rất mệt, vì vậy Dế Việt khuyên bạn nên chọn tới Prague vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 9, tháng 10 thì hợp lý hơn.
Mùa đông ở Prague rất lạnh, tuyết phủ trắng kín những mái nhà ngói đỏ, những con đường tạo nên khung cảnh nên thơ và lãng mạn. Nếu muốn khám phá Prague vào mùa đông, hãy chọn những ngày cuối năm, đặc biệt là giáng sinh để trải nghiệm mùa lễ hội ở đây nhé!
Dạo quanh một vòng các nước Đông Âu rồi, không biết bạn đã lựa chọn cho mình được cung đường phù hợp để khám phá các nước châu Âu chưa. Hãy tham tham khảo ngay các tour du lịch châu Âu của Vietkingtravel để có những hành trình đáng nhớ nhé!.
Trong kho tàng tư liệu phương Tây viết về lịch sử - văn hóa Việt Nam truyền thống, chúng ta có thể phân biệt nhiều thế hệ tác giả. Thế hệ thứ nhất là các nhà du hành, thương nhân, giáo sĩ phương Tây đã từng đến hai miền lãnh thổ Đại Việt (Đàng Ngoài và Đàng Trong) trong những thế kỷ XVII-XVIII như các tác giả A. de Rhodes, S. Baron, W. Dampier, C. Borri, P. Poivre, J. Barrow...
Thế hệ thứ hai là các tác giả (chủ yếu là người Pháp) có thời gian sinh sống ở Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XIX, trong và ngay sau cuộc xâm lược của Pháp, bao gồm các sĩ quan, phóng viên, quan chức cai trị như G. Aubaret, J. Boissière, Hocquard, J. Silvestre, Luro...
Thuộc thế hệ thứ ba, ta có thể kể đến các cha cố, nhà giáo, nhà nghiên cứu, học giả đã từng làm việc ở thuộc địa Đông Dương những thập niên đầu thế kỷ XX như L. Cadière, G. Dumoutier, Pelliot, H. Maspéro, Ch.B. Maybon... Từ đó đến nay, còn tiếp nối những thế hệ thứ tư, thứ năm nữa...
Ch.B. Maybon, tác giả của những công trình được dịch ra ở đây, là một trong những nhà Việt Nam học người Pháp xuất sắc hồi đầu thế kỷ trước. Là giáo sư, tiến sĩ văn khoa, thông thạo nhiều ngoại ngữ (Anh, Đức, Hán, Latinh…), ông được đánh giá như một gương mặt học giả thực sự uyên bác và nghiêm túc về lịch sử Việt Nam thời kỳ tiền thực dân. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và công trình nghiên cứu nổi tiếng như Une factorerie anglaise au Tonkin au XVII siècle - BEFEO, 1910 (Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII); Marchands européens en Cochinchine et au Tonkin - R.I.1916 (Các thương nhân người Âu ở Đàng Trong và Đàng Ngoài); Au sujet de la rivière du Tonkin - 1916 (Về vấn đề sông Đàng Ngoài); Histoire moderne du pays d’Annam - Paris, 1920 (Lịch sử cận đại xứ An Nam)...
Cuốn sách Những người châu Âu ở nước An Nam là bản dịch hai chương II và IV cùng có nhan đề Les européens en pays d’Annam của cuốn Histoire moderne du pays d’Annam và tiểu luận Une factorerie anglaise au Tonkin au XVII siècle.
Trong hai chuyên luận Những người châu Âu ở nước An Nam và Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài, Ch.B. Maybon đã dựng lên một toàn cảnh về sự có mặt và hoạt động của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây ở An Nam trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Riêng chuyên luận thứ hai đi sâu khai thác và phân tích những tư liệu lưu trữ viết về công ty Đông Ấn Anh và thương điếm Anh ở Phố Hiến, sau chuyển đến Kẻ Chợ, trong ba thập kỷ cuối thế kỷ XVII.
Đây là thời kỳ mà hai xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong của Đại Việt đã có những tiếp xúc, đụng độ đầu tiên về kinh tế và văn hóa với các nước tư bản phương Tây. Các sử sách Việt Nam cung cấp cho chúng ta rất ít tư liệu về vấn đề này, may mắn là nó đã được bù đắp lại bằng những nguồn tư liệu phương Tây phong phú.
Tổng hợp những tư liệu đó, tác giả đã phân tích những bối cảnh và sự chuyển biến của lịch sử thế giới, tình hình các nước Tây Âu, khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Đàng Ngoài dưới quyền vua Lê chúa Trịnh và Đàng Trong dưới quyền các chúa Nguyễn, làm nền tảng cho những chính sách và những mối quan hệ về chính trị, thương mại, tôn giáo giữa phương Tây và Đại Việt, qua các phái bộ và các cuộc tiếp xúc, thương lượng ngoại giao, những chuyến đi của các tàu buôn, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ, công việc buôn bán của các thương điếm ngoại quốc với nhà nước phong kiến và dân chúng.
Tác giả cũng đi sâu miêu tả những tình tiết, những liên minh và mâu thuẫn trong nội bộ những hoạt động đó, những tranh chấp, xung đột gay gắt giữa các nhóm thế lực: về tôn giáo là giữa các giáo đoàn dòng Tên (Jésuites) do Bồ Đào Nha bảo trợ và Hội truyền giáo ngoại quốc được triều đình Pháp ủng hộ, về lợi ích là giữa các công ty Đông Ấn hoặc nhóm thương nhân người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... Đồng thời là những động cơ, toan tính, kế hoạch, kể cả những thủ đoạn, âm mưu hiểm độc để loại trừ nhau giữa các cá nhân có chức quyền, ảnh hưởng trong cùng một địa phận, một tổ chức, giữa những chức sắc giáo hội cùng là tín đồ xả thân vì Chúa, hoặc những thủ trưởng, quan chức cùng phục vụ cho lợi ích dân tộc của một quốc gia thực dân.
Cũng qua những chứng cứ lịch sử, chúng ta hiểu biết rõ hơn chính sách đối ngoại về kinh tế và tôn giáo đối với các nước phương Tây của các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, sự chuyển biến có thể giải thích được từ một thái độ cởi mở, khoan dung đến những biện pháp bài ngoại khắt khe, cấm đoán và khủng bố của chính quyền phong kiến Đại Việt. Tác giả còn đưa ra những sử liệu nói lên tính toán vụ lợi và có khi là thái độ áp đặt trịch thượng của một số quan chức người phương Tây trong những cuộc giao thiệp, thương thuyết với nhà cầm quyền bản xứ, ở một mặt khác, là những thói sách nhiễu, tệ hà lạm tham nhũng của những quan chức Việt Nam, nhất là bộ phận quan lại ngạch hải quan có nhiệm vụ giao thiệp, khám xét và đánh thuế các tàu buôn nước ngoài.
Điều đáng quý ở Ch.B. Maybon là tính trung thực, khách quan của một trí thức có nhân cách độc lập, thoát khỏi sự ràng buộc của những định kiến về chủng tộc, chính trị hoặc tôn giáo, tín ngưỡng. Là người Pháp chính cống, nhưng ông không bênh vực cho chủ nghĩa thực dân như một số tác giả khác cùng thời đã làm. Là người yêu Việt Nam, nhưng ông cũng không ngần ngại vạch ra những thói hư tật xấu của giới quan liêu và cơ chế phiền hà của bộ máy chính quyền phong kiến. Ngòi bút của ông trầm tĩnh nhưng không lạnh lùng, để cho những sự kiện lịch sử tự nó nói lên, không áp đặt suy diễn, đây đó được điểm xuyết bằng một vài lời bình súc tích, ngắn gọn, nhưng không kém phần sắc sảo, hóm hỉnh.
Tác giả chứng minh cho chúng ta thấy quan hệ phức tạp rắc rối khó tháo gỡ giữa thương mại và tôn giáo, kinh tế và chính trị từ cả hai phía phương Tây và Việt Nam, trong một thời đoạn lịch sử đã xuất hiện những tiềm năng và cơ hội tiếp xúc giao lưu Đông-Tây, đáng lý ra có thể tạo đà cho những chuyển biến tích cực, tiến bộ của xã hội Việt Nam truyền thống, nhưng đã bị tuột khỏi mất, và như vậy đã dẫn đến tình trạng và những sự cố mang tính bi kịch…
Sách do Nguyễn Thừa Hỷ dịch, NXB Thế Giới và DT Books ấn hành vào đầu tháng 1/2017.
Thành phố Sibiu được ví như một mê cung với các đường phố nhỏ hẹp và tường thành phố cao chót vót. Ấn tượng đầu tiên về thành phố trong mùa đông là khung cảnh hùng vĩ, choáng ngợp của dãy núi Fagaras. Để khám phá thành phố, du khách có thể ghé thăm cây cầu Lies nổi tiếng hay ngắm nhìn những tán cây lấp lánh ánh đèn ở quảng trường chính, xem The Nutcracker tại nhà hát Ballet Sibiu.
2. Làng Saariselkä (Lapland, Phần Lan)
Ảnh: BlueOrangeStudio/Shutterstock
Vốn được mệnh danh là “quê hương của ông già Tuyết”, Lapland là một trong những điểm đến thu hút nhất ở châu Âu khi mùa đông đến. Trong đó, ngôi làng Saariselkä nằm ở trung tâm của Lapland là địa chỉ tham quan yêu thích của du khách tại Phần Lan vào mùa đông. Khách du lịch sẽ có cơ hội được chạy qua những mặt hồ đóng băng trên chiếc xe trượt tuyết chó kéo hay ngắm nhìn các loài động vật ở khu vực hoang dã. Nếu muốn tăng mức độ trải nghiệm, khám phá thiên nhiên Phần Lan, hãy tham gia hoạt động câu cá trên băng.
Từ một làng chài nhỏ bên sông, ngày nay Amsterdam đã trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Hà Lan. Mang dáng dấp của một thành phố cổ châu Âu nhưng Amsterdam là nơi tập trung một số trung tâm thương mại lớn bậc nhất châu Âu như: Trung tâm thương mại thế giới, trung tâm mua sắm Magna Plaza.
Mùa đông ở Hà Lan không kéo dài như một số nước khác, thời tiết lạnh giá nhất cũng chỉ xảy ra từ tháng 12 đến tháng 1. Đặc biệt, vào tháng 12, những dòng kênh của Amsterdam trở nên hấp dẫn, quyến rũ hơn khi Lễ hội ánh sáng thường niên được tổ chức, như biến nơi đây trở thành một phòng trưng bày nghệ thuật khổng lồ, duyên dáng, rực rỡ.
Với kiến trúc cổ kính và nhiều kênh rạch, việc đi cano hoặc đi thuyền ngắm nhìn kiến trúc thành phố, những ngôi nhà hai bên bờ cũng là hoạt động được nhiều khách du lịch hưởng ứng, tỏ ra yêu thích. Khi chiếc cano hay con thuyền lướt nhẹ trên kênh rạch dày đặc của Amsterdam, khách du lịch thấy sự thanh thản, yên bình và những cảm xúc khó quên trong cuộc sống.
Tới Amsterdam vào tháng 12, du khách sẽ được ngắm nhìn những tác phẩm điêu khắc cùng những ánh đèn LED rực rỡ ở khắp nơi. Nếu muốn, hãy tham quan lâu đài và chiêm ngưỡng cây thông Noel khổng lồ.
Những con phố lát đá cuội uốn lượn dẫn tới mọi ngóc ngách trong thành phố cùng nhiều công trình cổ đã giúp Tallinn tăng sự hấp dẫn trong mắt các du khách. Mùa đông đến cũng là lúc thành phố Tallinn khoác lên mình dáng vẻ của một thế giới cổ tích.
Tại đây, du khách có thể ghé thăm hơn 20 tòa tháp cổ tích và khu tổ chức lễ hội Song Festival Grounds. Nếu đến thành phố Tallinn trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 1, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm khu chợ Giáng sinh tại quảng trường Town Hall Square.
Thành phố Bruges (Bỉ) sẽ thỏa mãn đam mê phiêu lưu, khám phá của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài hệ thống kênh đào nổi tiếng đẹp như tranh vẽ, đường phố lát đá có phong cách đặc trưng, tháp chuông cổ nằm ở trung tâm thành phố cũng là điểm làm tăng sức hút của Bruges.
Sau khi dạo quanh thành phố, ghé thăm, thưởng thức mua socola làm quà từ một trong số 40 cửa hàng socola ở đây, du khách hãy kiên trì leo lên 366 bậc thang của tháp chuông cổ để ngắm nhìn đường chân trời mờ sương cùng những tòa nhà màu phấn trắng.
Bên cạnh đó, thành phố Bruges còn là nơi tổ chức Liên hoan điêu khắc đá với cung điện bằng đá rộng lớn cùng với những tác phẩm ngoạn mục là hình nhân vật Disney được yêu thích.
Ảnh: MikhailMarkovskiy/Shutterstock
Copenhagen sở hữu những tòa nhà rực rỡ sắc màu, hệ thống kênh rạch và đường phố rải sỏi sẽ cho du khách một kỳ nghỉ đông lý tưởng, thoải mái dạo bộ, chụp hình và check in. Công viên Tivoli nằm trong số những công viên giải trí lâu đời nhất thế giới cũng sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.
Khi đã kịp thấm mệt vì vui chơi, khám phá, hãy dừng chân tại một trong số các quán đồ uống được yêu thích nhất nơi đây như quán cà phê nổi tiếng Hviids Vinstue đã 300 năm tuổi, hay ly rượu vang glogg trứ danh... và tiếp tục tận hưởng khung cảnh sôi động của Copenhagen.
Mùa đông ở St. Petersburg, nhiệt độ ngoài trời có thể ở mức dưới 0 độ C càng khiến cảnh quan huyền ảo hơn khi được phủ trắng trong tuyết và sương giá. Những cây cầu lịch sử hay cung điện lộng lẫy của St. Petersburg càng trở nên ảo diệu hơn trong lớp tuyết bông xốp, bồng bềnh, mềm mại.
Ghé thăm nhà thờ Isaac mái vòm màu vàng nổi tiếng, chiêm ngưỡng các bộ sưu tập ngoạn mục ở bảo tàng Hermitage hay trượt băng tại công viên Victory, xem ngư dân địa phương đánh cá trên Sông Neva... cũng là hoạt động được các du khách vui thích khi tới St. Petersburg vào mùa đông.
8. Vườn quốc gia Vatnajokull (Iceland)
Là lựa chọn hàng đầu cho những chuyến phiêu lưu, khám phá mùa đông châu Âu, Iceland có những hang động băng đẹp tuyệt diệu, hút mắt người nhìn, nhất là ở vườn quốc gia Vatnajökull.
Những hang động băng này được hình thành trong mùa đông, thu hút sự chú ý của nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Lưu ý, vì những hang động có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên tham quan động băng luôn cần có hướng dẫn viên đi kèm.
Ảnh: ScenicShutterbug/Shutterstock
Sân băng và lâu đài Edinburgh lộng lẫy, những ly rượu whisky ấm áp, tuyến đường mòn Royal Mile nổi tiếng là những điểm nổi bật nhất để thu hút khách du lịch tới thăm thành phố lịch sử Edinburgh trong mùa đông. Khi đến đây, du khách còn có cơ hội tham gia lễ hội Hogmanay. Đây là lễ hội đón năm mới sôi động của người Scotland, tiêu biểu là các buổi hòa nhạc náo nhiệt cùng những màn pháo hoa và rước đuốc rực rỡ.
Ảnh: Feelgoodstudio/Shutterstock
Sức hút của phố cổ Prague trong mùa đông nằm ở những mái nhà đỏ phủ tuyết, nền ẩm thực phong phú, đa dạng và những mùa lễ hội rộn ràng, gần nhất là khu chợ Giáng sinh nhộn nhịp.
Từ tháng 12 trở đi đến hết năm, các chợ Giáng Sinh nằm la liệt trên những con phố. Mùa đông ở phố cổ Prague cũng trở nên tưng bừng, náo nhiệt hơn nhờ các màn bắn pháo hoa ngoạn mục trong đêm trước thềm năm mới. Trong suốt cả tháng 2 và tháng 3, người Séc cũng tổ chức nhiều ngày hội, trong đó có Lễ hội Bohemia đầy mặt nạ sặc sỡ để nói lời tạm biệt mùa đông.
Khi tới đây, du khách đừng quên ghé thăm “Thụy Sĩ của Séc” - vườn quốc gia Ceske Svycarsko để tận mắt chiêm ngưỡng các sườn núi cùng những ngọn đồi phủ đầy tuyết. Cây cầu đá gỗ khổng lồ Pravcicka Brana cũng là điểm dừng chân khám phá của nhiều du khách.
Nước Đức trong những tháng cuối năm rất lạnh. Nhưng bù lại, cảnh quan trở nên thơ mộng, yêu kiều, lộng lẫy hơn khi lấp ló trong tuyết trắng và sáng bừng dưới những ánh đèn trên khắp phố. Thủ đô Berlin nổi tiếng khắp thế giới với thị trường Giáng sinh sôi động, được đánh giá là nhộn nhịp, hấp dẫn và là điểm đến đáng nhớ của châu Âu.
Ảnh: DiyanaDimitrova/Shutterstock
Được đánh giá là điểm du lịch lý tưởng, một trong những thành phố hiện đại và đẹp nhất châu Âu, sức hút của Vinnea là nhờ cung điện hoàng gia, văn hóa cà phê hấp dẫn, đặc biệt là những khu chợ Giáng sinh sầm uất, rộn ràng.
Đặc biệt, Vienna mùa đông lại càng đẹp, nhất là khi đêm xuống, hàng trăm cửa tiệm lên đèn khiến thành phố như đang phát ra những sắc màu rực rỡ, đắm say. Cảm nhận hơi ấm của dòng người lan tỏa, sự nóng ấm, thơm nức của ẩm thực, sự tấp nập của một thành phố sầm uất của nước Áo xinh đẹp, du khách sẽ thấy mùa đông không còn lạnh đáng sợ nữa.
Vienna còn là nơi đầu tiên phát minh ra những quả cầu tuyết, vào những năm 1900, vì thế đừng quên ghé thăm bảo tàng cầu tuyết để tìm hiểu lịch sử ra đời, phát triển thú vị của nó. Ngoài ra, du khách hãy tự thưởng cho mình ly chocolate nóng tại một trong những quán cà phê “view đẹp” ở đây sau khi đã “kiệt sức” vì vui chơi.
Trang Guardian (Anh) đã đưa ra danh sách 10 điểm đến và các hoạt động tốt nhất ở châu Âu trong mùa đông do độc giả bình chọn.
Trượt băng ở Zurich:Cách tốt nhất để ngắm nhìn thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ này là từ trên đỉnh núi Uetliberg. Từ đây, du khách sẽ có được cái nhìn toàn cảnh thành phố với hồ, vùng nông thôn và những ngọn núi ở phía xa. Phong cảnh đặc biệt huyền diệu trong mùa đông với tuyết trắng xóa và xe trượt băng. Bạn có thể đi tàu từ nhà ga chính Zurich đến đỉnh núi, sau đó thuê một chiếc xe trượt và trượt xuống. Ảnh: Alamy.