Sống Không Biết Điều

Sống Không Biết Điều

Cuộc sống và công việc chúng ta trải qua đều nắm giữ một yếu tố quan trọng mà nhiều người coi là nền tảng cho sự thành công và hạnh phúc – đó là khả năng “biết điều”. Điều này không chỉ liên quan đến việc có kiến thức và thông tin, mà còn bao gồm khả năng áp dụng và hiểu biết sâu sắc về những điều quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp. Trong bài viết sau, VietnamWorks sẽ giúp bạn giải đáp biết điều là gì cũng như lợi ích của việc này.

Cuộc sống và công việc chúng ta trải qua đều nắm giữ một yếu tố quan trọng mà nhiều người coi là nền tảng cho sự thành công và hạnh phúc – đó là khả năng “biết điều”. Điều này không chỉ liên quan đến việc có kiến thức và thông tin, mà còn bao gồm khả năng áp dụng và hiểu biết sâu sắc về những điều quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp. Trong bài viết sau, VietnamWorks sẽ giúp bạn giải đáp biết điều là gì cũng như lợi ích của việc này.

Hành động theo điều đúng đắn

Người luôn được lòng người khác thường là người ba phải, thảo mai, nói chuyện với ai thì theo ý người đó để lấy lòng, bất kể điều đó là đúng hay sai. Nhưng người biết điều thì khác, họ nói chuyện hòa nhã với mọi người nhưng vẫn giữ chính kiến của mình, cư xử theo điều đúng, không thỏa hiệp với cái sai chỉ vì muốn lấy lòng người khác. Cho dù không đồng tình, họ cũng sẽ chọn cách phản hồi phù hợp dựa trên cảm xúc của đối phương chứ không gắt gỏng phản bác.

Ý nghĩa của biết điều là gì?

Sau khi hiểu được biết điều là gì, điều tiếp theo được không ít người quan tâm đó chính là sống biết điều có ý nghĩa như thế nào? Sau đây là một số lợi ích mà sống biết điều mang lại cho mỗi người!

Khám phá khái niệm Biết điều là gì?

“Biết điều” nghĩa là biết điều hay lẽ phải, biết cư xử phải phép, biết đối nhân xử thế một cách khiêm cung, hướng đến lợi ích của tập thể chứ không phải chỉ chăm chăm quyền lợi cao nhất cho riêng mình. Người biết điều không mưu cầu vượt quá những gì mình cống hiến, họ thậm chí chia sẻ bớt một vài quyền lợi nhỏ để hỗ trợ người khác trong những lúc khẩn cấp, đáp lại tấm chân tình mà mình đã nhận được từ họ.

Những giá trị mà người biết điều hướng đến đều đúng đắn, được mọi người xung quanh chấp thuận, ủng hộ nên những người biết điều có rất nhiều bạn bè, ai cũng sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ họ mà không lo bị thiệt thòi. Chẳng hạn như:

Hẹn gặp nhiều bạn bè, người biết điều sẽ ưu tiên nơi gặp gần nhà của nhiều người nhất, hoặc chọn vị trí ở trung tâm nhà mọi người. Tuyệt nhiên không nằng nặc đòi chọn nơi gần sát nhà mình, mặc cho người khác đi quãng đường xa.

Khi ăn sẽ luân phiên chuyền thực đơn để ai cũng chọn được món mình thích, chứ không giành chọn món mình thích, ai ăn được thì ăn, miễn sao tiền chia đều là được.

Đặt mình vào vị trí của người khác

“Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, câu nói này muốn nhắc nhở chúng ta khi giao tiếp phải cẩn trọng lời nói, dành cho bản thân một khoảng ngừng để cảm nhận tâm trạng của đối phương, để phân định đúng sai và để cân nhắc câu từ sắp thể hiện. Như vậy sẽ giúp bản thân tránh được nhiều sự nuối tiếc khi vô tình làm đối phương bị tổn thương chỉ vì lỡ lời trong một tích tắc.

Mỗi đối tượng giao tiếp sẽ có một tiêu chuẩn xưng hô và cư xử khác nhau, tuy nhiên, thái độ tươi tắn, nụ cười thân thiện thì bạn có thể trao cho tất cả mọi người. Bất kể người đó thuộc cấp bậc thấp hơn hay nhỏ tuổi hơn bạn, chỉ cần mở lòng trước, bạn sẽ khiến họ cảm thấy bản thân được tôn trọng và nhận định ngay bạn là một người tử tế, biết điều.

Không quá đặt nặng sự yêu thích của người khác

Nhận xét của người khác về mình rất quan trọng với những ai luôn muốn làm hài lòng người khác. Họ luôn cảm thấy bản thân chưa đủ tốt, luôn có cảm giác vẫn có ai đó chưa thích mình, và thế là họ thay đổi mình theo hướng mà người khách yêu thích.

Người biết điều hiểu được rằng làm theo điều đúng chắc chắn những người không nhận được lợi ích sẽ không thích họ nhưng họ không quá đặt nặng nhu cầu được mọi người yêu thích. Vì họ tin rằng chỉ những mối quan hệ xây dựng trên nền tảng tôn trọng nhau và tôn trọng lẽ phải thì mới gắn kết lâu dài và mới bổ trợ nhau cùng phát triển.

Sẵn sàng nói “Không” khi cần thiết

Vì không muốn mất lòng ai dù là chuyện nhỏ nhất nên người luôn được lòng người khác sẽ cảm thấy khó khăn khi phải từ chối lời đề nghị của một ai đó, nên dù không thích hoặc không đủ năng lực để hỗ trợ họ cũng sẽ nhận lời.

Phía người biết điều thì việc nhận lời luôn dựa trên sự đánh giá về năng lực và giá trị đúng, nên họ không ngần ngại nói “Không” nếu điều đó là sai, kèm theo lý do phù hợp để đối phương không cảm thấy khó chịu. Còn nếu đó là đúng nhưng chỉ vì họ không có đủ năng lực thì họ sẽ không để đối phương về tay không, nhất là khi người đó từng giúp đỡ họ, do vậy, một là họ sẽ cố gắng hỗ trợ một phần trong nội dung mà đối phương nhờ cậy, hai là họ sẽ giúp đối phương tìm đến người có đủ năng lực giúp đỡ.

Tích lũy năng lực chuyên môn

Trước khi muốn làm một người biết điều, bạn phải là người biết phân định cái nào đúng, cái nào sai theo từng môi trường giao tiếp cụ thể. Muốn vậy, việc học tập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và sự trải nghiệm nhiều khía cạnh cuộc sống là điều cần thiết. Như thể một người muốn góp ý cho dự án của một ai đó thì bản thân họ phải có kiến thức chuyên sâu cùng lĩnh vực dự án để có thể thấy được cái sai cần điều chỉnh, từ đó mới thể hiện sự biết điều thông qua cách góp ý sửa đổi đúng trọng tâm với những lời lẽ dễ chấp nhận nhất.

Người sống biết điều có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc hơn

Sống biết điều không chỉ mang lại hạnh phúc cá nhân, mà còn giúp chúng ta thuận lợi hơn trong công việc và dễ dàng thăng tiến. Khi sống biết điều, chúng ta sẽ trở nên nhạy bén hơn, biết cách quan sát và phân tích các tình huống công việc. Chúng ta cũng hiểu rõ hơn về mục tiêu, giá trị và tiềm năng của nơi mình đang cống hiến. Điều này sẽ giúp cho bạn định hướng rõ ràng con đường tương lai và chủ động trong công việc hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao hơn.

Ngoài ra, sống biết điều cũng giúp bạn phát triển các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Bạn sẽ thấu hiểu người xung quanh và tôn trọng ý kiến của họ, từ đó có thể dễ dàng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình làm việc mà còn giúp bạn thu thập thông tin, học hỏi, trau dồi kỹ năng từ người khác và truyền đạt ý kiến của bản thân một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sống biết điều không chỉ đơn thuần là một kiểu tư duy, mà là một phong cách sống. Khi bạn sống biết điều, bạn không chỉ thành công hơn trong công việc, mà còn nhận được sự tôn trọng và quý mến từ đồng nghiệp và lãnh đạo. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng giúp mang đến cho ta nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữa.

Lợi ích của biết điều đem lại trong cuộc sống và công việc | giữ nguyên

Nếu bạn “non” kinh nghiệm thì đừng lo lắng vì thái độ là tất cả. Thái độ là yếu tố mấu chốt giúp nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Hơn 80% cấp bậc quản lý chia sẻ rằng lý do họ cho nhân viên pass probation (qua vòng thử việc) là bởi thái độ biết điều. Hầu hết chúng ta dù đã dày dặn kinh nghiệm hay là mới ra trường thì khi bạn bước vào một công việc mới, lĩnh vực mới thì bạn như “một tấm chiếu mới”. Vậy nên, thái độ là thứ quyết định xem bạn có “đạt” tiêu chuẩn trong mắt nhà tuyển dụng không.

Biết điều ở đây chính là biết điều gì đúng, điều gì cần làm và ưu tiên thứ tự trước sau để tạo thành một kế hoạch, lộ trình làm việc hoàn chỉnh. Người biết điều hiểu và biết mình nên làm gì vào lúc nào, biết phải xử lý như thế nào cho khéo léo trong nhiều trường hợp khác nhau. Người biết điều là người có EQ – trí tuệ cảm xúc, cao.

Mặc dù, sinh viên là đối tượng sở hữu nhiều lợi thế như sức trẻ, sự sáng tạo, năng động, hoài bão… nhưng các bạn vẫn còn thiếu nhiều tố chất, trong đó có lòng can đảm. Bạn có biết điều gì giúp bạn có được kinh nghiệm hay không? Chính là làm việc. Kiến thức được học hoàn toàn khác biệt với công việc thực tế. Vậy nên, bạn đừng e ngại mình chưa đủ khả năng để làm thêm, bởi dù chưa hoàn thành chương trình học hay đã hoàn thành thì khi bắt đầu làm việc, bạn vẫn phải bắt đầu từ số 0.

Do đó, để tiết kiệm được thời gian xin việc cũng như nâng cao chuyên môn của bản thân, bạn hãy sẵn sàng và mạnh dạn đi làm thêm. Quá trình tìm việc làm của sinh viên càng được khởi động càng sớm càng tốt. Bạn sẽ học được những điều về kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn mà chỉ khi đi làm mới được tiếp xúc. Những điều này sẽ giúp bạn cạnh tranh với những ứng viên khác trong quá trình phỏng vấn. Hơn nữa, bạn còn có thể chứng minh bản thân, phát huy sở trường để đạt một số thành tích. Từ đó, hành trình tìm việc sẽ không còn sợ hãi khi đề cập đến yếu tố kinh nghiệm.

Người biết điều hiểu và biết mình nên làm gì vào lúc nào và có kế hoạch, mục tiêu phấn đấu đầy đủ (Nguồn: Internet)