Sự Cân Bằng Lực Là Gì

Sự Cân Bằng Lực Là Gì

Combinations with other parts of speech

Combinations with other parts of speech

Tìm kiếm một hình thức làm việc mới mẻ

Từ bỏ ngành nghề hay môi trường hiện tại mình đang làm có lẽ sẽ là một quyết định vô cùng khó khăn đối với nhiều người. Tuy nhiên bạn không cần phải làm vậy đâu mà vẫn có một cách khác để trút bớt gánh nặng tinh thần bằng cách xin đổi hình thức làm việc. Theo đó thì bạn có thể đề nghị được làm việc tại nhà hoặc giữ vai trò tư vấn nếu có thể.

Nhiệt tình quá với công việc sẽ khiến bạn quên mất việc chăm sóc bản thân, về những mối quan hệ cuộc sống xung quanh. Còn nếu quá nhiệt tình vào cuộc sống, dành thời gian quá nhiều cho những buổi tụ tập, vui chơi lại khiến bạn quên đi nhiệm vụ công việc của mình, từ đó hiệu quả công việc giảm sút. Vì vậy để có thể cân bằng được điều này chỉ còn cách là giảm bớt "lửa" nhiệt tình. Cân bằng ngọn lửa nhiệt tình ở cả 2 bên công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn có một cuộc sống "dễ thở" hơn.

Trước khi bắt đầu làm việc mỗi ngày, hãy dành ra một khoảng thời gian ngắn để sắp xếp cho mình một lịch trình, một bảng biểu thời gian khoa học nhất và cố gắng tuân thủ chúng. Thói quen trì hoãn là một trong những yếu tố khiến bạn phải “bơi” trong hàng loạt deadline và tình trạng stress ngày càng kéo dài nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung hoàn thành xong nhiệm vụ ngay lập tức khi có thể. Bằng cách sắp xếp, quản lý thời gian làm việc một cách khoa học, bạn sẽ thấy dễ thở hơn trong hàng loạt công việc vốn bộn bề cũng như có thêm nhiều thời gian hơn trong cuộc sống riêng.

Nhiều người trong chúng ta vẫn thường hay nghĩ rằng chỉ có chính bản thân mới hoàn thành tốt một công việc nào đấy. Nếu bạn cũng đã từng thế thì hãy nên suy ngẫm lại bởi đôi khi sự tự tin, cầu toàn quá mức cũng vô tình mang đến áp lực cho bạn. Thay vào đó, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và người thân nếu có thể. Cách cân bằng cuộc sống và công việc này không thực sự tồi đâu, tuy nhiên đừng quá lạm dụng việc nhờ sự hỗ trợ của người khác nhé!

Ngày càng nhiều người trẻ đi học vẽ

Anh Phước Nguyên - giáo viên đứng lớp của một phòng dạy vẽ tự do tại quận 3 (TP.HCM) - chia sẻ xu hướng người trẻ tìm đến các lớp học vẽ đã tăng từ giữa thời điểm đại dịch COVID-19 ập tới và càng đột biến hơn trong thời gian hậu COVID-19.

Trước đó, học phí cho một khóa học từ 1 - 3 tháng hoặc kéo dài đến 6 tháng cho mỗi học viên sẽ có giá dao động từ 2 - 7 triệu đồng/khóa.

Tuy nhiên, khi số lượng học viên các lớp tăng lên, anh Nguyên đã chủ động giảm học phí mềm hơn.

"Việc bố mẹ cho con nhỏ đi học vẽ là rất bình thường. Nhưng hiện nay học viên chiếm số đông trong các lớp học của chúng tôi lại là các bạn trẻ hoặc những người ngoài 40", anh Nguyên nói.

Cảm xúc là gì? Theo Mark Manson, cảm xúc đơn giản chỉ là một cơ chế phản hồi của não bộ. Cảm xúc còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành vi cũng như các mối quan hệ của chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc là gì, cảm xúc bị ảnh hưởng do đâu và cách cân bằng cảm xúc sao cho hiệu quả.

Cảm xúc đơn giản chỉ là một cơ chế phản hồi của não bộ

Cảm xúc là sự rung động, là phản ứng của con người trước các tác động ngoại cảnh. Đây là trạng thái sẽ xuất hiện khi não bộ diễn giải và phân tích những tác động đến con người.

Nếu các yếu tố được đánh giá là nguy hiểm và có tính đe dọa thì bộ não sẽ tiết ra hormone gây căng thẳng, stress như adrenaline, cortisol. Con người sẽ hình thành các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tức giận, sợ hãi, bồn chồn.

Đối với trường hợp ngược lại, não bộ sẽ giải phóng hormone tạo nên cảm giác vui vẻ, hạnh phúc như serotonin, dopamine, oxytocin,… Chúng ta sẽ thấy thích thú,  hưng phấn, hạnh phúc.

Trên thực tế, mỗi người sẽ thể hiện những xúc cảm khác biệt dù phải đối diện với những tình huống tương tự nhau. Điều này cho thấy cách cảm nhận và bộc lộ xúc cảm của con người là hoàn toàn khác nhau.

Cảm xúc là phản ứng của con người trước các tác động ngoại cảnh

Rối loạn cảm xúc (mood disorders) còn được gọi là rối loạn khí sắc, đây là dạng rối loạn tâm thần khiến trạng thái cảm xúc của bạn bị bóp méo hoặc không nhất quán với các tình huống trong cuộc sống, đến mức gây ra một số thay đổi về hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày trong công việc cũng như trong học tập.

Bạn có thể vô cùng buồn bã, trống rỗng hoặc trở nên cáu kỉnh (trầm cảm) hoặc cũng có thể vừa có giai đoạn trầm cảm xen với những hưng cảm (cực kỳ hạnh phúc).

Có nhiều dạng rối loạn cảm xúc khác nhau, gồm rối loạn lưỡng cực, hưng cảm nhẹ, rối loạn lưỡng cực chu kỳ, rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn trầm cảm dai dẳng, rối loạn điều hòa khí sắc và rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

I. Tìm hiểu về cân bằng công việc và cuộc sống

Cân bằng cuộc sống và công việc là khái niệm đã được xuất hiện từ những năm 1980, được định nghĩa là có ít sự cách biệt giữa công việc và vui chơi. Cụ thể hơn là việc cân bằng giữa công việc với những khía cạnh của cuộc sống như vui chơi, chăm sóc gia đình, dành thời gian cho bản thân…

Tìm hiểu về cân bằng công việc và cuộc sống

Ngày nay khi mà nhịp sống ngày càng hối hả, công việc, đống deadline ngày càng nhiều, đi cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội khiến cho việc cân bằng cuộc sống và công việc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Và theo xu hướng thì đại đa số chúng ta đều có cán cân công việc lệch hẳn sang một bên, lấn át đi cuộc sống. Việc quan tâm hơn tới cuộc sống, tới sức khỏe của bản thân, gia đình… đang trở nên ít dần và vì thế ngày càng có nhiều sự xa cách giữa các mối quan hệ. Vậy cách cân bằng cuộc sống là gì?

Nhận thức về cảm xúc của bản thân

Đầu tiên là bạn nên nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân. Dành thời gian để chú ý đến những gì bạn đang cảm thấy, cả thể chất và tinh thần. Xác định nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc đó, có thể là do các yếu tố bên ngoài hoặc nội tâm mang lại.

Cảm xúc tiêu cực là một phần tự nhiên của cuộc sống. Thay vì cố gắng kìm nén hay phủ nhận, bạn hãy chấp nhận và cho phép bản thân trải qua những cảm xúc đó. Việc kìm nén về lâu sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Phân việc theo thứ tự ưu tiên

Phân chia công việc theo thứ tự ưu tiên vừa giúp bạn xác định được nên làm công việc nào trước, tránh tình trạng quên deadline vừa giúp tránh tình trạng lãng phí thời gian mà còn giúp bạn có được một ít thời gian rảnh trong ngày cho bản thân.

Phân việc theo thứ tự ưu tiên cũng là cách cân bằng cuộc sống và công việc hiệu quả

Việc nghĩ quá nhiều về một vấn đề, sự việc nào đó hay biến một tình huống đơn giản trở nên phức tạp suy cho cùng chỉ làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn mà thôi. Hãy học cách đơn giản hoá vấn đề để thấy rằng cuộc sống không quá phức tạp như chúng ta vẫn thường nghĩ. Học cách từ chối với những yêu cầu, đề nghị hay sự trợ giúp không thể thực hiện được. Đưa những cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ phức tạp hay những câu chuyện phiền toái ra khỏi cuộc sống để làm cho cuộc sống dễ dàng và hạnh phúc hơn nhé!

Dẫu biết rằng việc cân bằng cuộc sống và công việc không phải là điều dễ dàng tuy nhiên cũng không phải là không thể thực hiện được đúng không nào? 123job hy vọng với 10 bí quyết, cách cân bằng cuộc sống là gì được giới thiệu ở bài viết thực sự hữu ích đối với bạn đọc và giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc, ngập tràn những điều kỳ diệu hơn. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn có một cuộc sống đầy niềm vui, ý nghĩa để không bỏ lỡ những điều tuyệt vời nhé!

Từ việc học vẽ giải khuây, đến nay việc vẽ tranh như cách giúp Trung Khang nạp năng lượng - Ảnh: C.TR.

Họ không học để vẽ tranh bán mà đơn giản như một cách giải trí, thỏa sức sáng tạo hay đơn giản chỉ để học cách điều tiết cảm xúc, làm việc tỉ mỉ hơn.

Khi đã quen với thú vui tao nhã này, nhiều bạn cho biết họ quên luôn chuyện lướt mạng "sống ảo" vốn tưởng như quá quen thuộc và không thể thiếu với nhiều người trẻ hôm nay.

Khi vẽ, một người trẻ như tôi học cách thay đổi, buông bỏ những cái cũ, buộc bản thân mình học cách thích nghi nhanh hơn với những điều mới.

Tan ca, chạy ù về phòng trọ, thả mình xuống giường, hôm nào mệt quá ngủ quên luôn xem như khỏi ăn uống vốn là lịch trình gần như mỗi ngày của Nguyễn Thúy Trinh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) trước đây.

COVID-19 ập tới, giãn cách rồi thất nghiệp, nằm ì trên giường như một trào lưu mà Trinh không quá khó để bắt trend. Nhưng khó khăn bắt đầu xuất hiện liên tiếp, đỉnh điểm là thất nghiệp, cô bạn mày mò tìm đến lớp học vẽ.

Trinh kể ấy là thời điểm bản thân rất chông chênh, cũng chẳng có ý niệm nào về việc học vẽ để làm gì! Chỉ là cô muốn tìm điều gì đó thật mới mẻ để có thể giết thời gian.

Google chỉ cho Trinh đến những lớp học vẽ căn bản online hoàn toàn miễn phí. Cô gái bắt đầu học về cách phân chia bố cục, tạo khối, tạo hình, đi nét... Những điều rất căn bản của môn mỹ thuật chắc cũng hơn chục năm Trinh mới có dịp học lại kể từ thời đi học.

Nhưng hết buổi học thứ ba, Trinh phát chán vì bài học đơn giản và chỉ lặp lại việc họa theo các đường nét, bố cục, hình khối mà "người thầy online" chỉ. Vậy là tiếp tục rà trên mạng, chọn khóa học nâng cao hơn có trả phí.

Nhưng lần nữa, "ông thầy online" lại khuyên: "Các em nghĩ gì, thích gì, muốn gì, có ý tưởng gì cứ thế mà vẽ", Trinh tắt máy, hủy luôn khóa học.

Cô bắt đầu vẽ "điên loạn trong trật tự" theo cách Trinh tự nghĩ và làm. Bút chì, bút máy, bay trét màu, ngón tay hay cả bàn tay đều có thể trở thành dụng cụ vẽ. Trinh tự nhận mình không có quá nhiều đam mê với tranh ảnh, cũng ít có khiếu hội họa nhưng nay đang sống trong căn phòng ngợp màu sắc.

Trinh vẽ rồi treo kín mọi không gian. Quan trọng hơn nhờ vẽ, cô gái 24 tuổi ấy đã tự mình thoát khỏi chứng trầm cảm nhẹ nhờ vẽ, cuộc sống sau giờ tan ca đã tươi tắn và sắc màu hơn.

"Tôi đăng vài bức mình thích lên mạng và được khen nhiều. Nhưng đó không là lý do tôi tiếp tục vẽ. Chỉ đơn giản tôi được là chính mình khi vẽ, mọi áp lực tan biến", Trinh cười.

Một buổi chiều vài tháng trước, Nguyễn Trung Khang (23 tuổi, ngụ quận 10, TP.HCM) nộp đơn xin thôi việc một công ty tài chính có tiếng. Đó là lần thứ hai sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành xã hội học, Khang chọn "thất nghiệp chủ động" sau lần đầu tại một cơ quan nhà nước.

Khi loay hoay tìm việc mới, Khang mò mẫm học vẽ. Bức vẽ đầu tiên chính là Khang tự họa hình chính mình, sao chép từ một bức ảnh mình "tự sướng" trước gương.

"Vẽ xong mới biết bức tranh sai tùm lum thứ, từ tỉ lệ, hình khối, bố cục, màu. Nhưng tôi thấy thích lắm, đã lắm, cảm giác như được giải tỏa những cảm xúc xám xịt, những tâm sự bấy lâu", Khang chia sẻ.

Anh bạn tìm đến những người thầy là các sinh viên mỹ thuật, kiến trúc mà cậu quen từ những lần đi tham gia hoạt động tình nguyện chung, cả đứa em là con cô chủ nhiệm lớp 12 của Khang đang theo học ngành mỹ thuật. Được chỉ những bước căn bản, Khang bắt đầu tập vẽ nhiều hơn, các lỗi sơ đẳng dần được cải thiện.

Rồi Khang khoe bức tranh vẽ một sườn đồi có cậu bé đứng quay lưng về phía người xem, thoáng nhìn khung cảnh rất buồn nhưng anh nói rất thích bức này.

Thực ra nền bức tranh ấy vốn khác, có gam màu mát mẻ, tươi vui và sinh động hơn nhưng Khang đã quyết định trét màu lên, vẽ một bức tranh mới. Việc xóa một bức tranh tươi vui để vẽ lên một khung cảnh buồn mang đến cho Khang cảm xúc mới mà anh tự nhận "nó lạ và vui lắm".

Ở thời điểm hiện tại, vẽ không chỉ là thú vui giải khuây nữa mà còn là cuộc sống, một công việc có thể nuôi sống Khang. Ngoài việc đang học tiếp cao học chuyên ngành xã hội học, Trung Khang đang làm công việc của một người thiết kế đồ họa tự do cũng gắn liền với hội họa, sáng tạo, hình khối và màu sắc.

"Vẽ trên giấy, trên toan khi đã đặt cọ xuống sẽ rất khó tẩy xóa, chỉnh sửa. Chính điều này giúp mình hình thành thói quen tỉ mỉ, cảm quan mạnh hơn, chuẩn hơn và chúng đều đang bổ trợ rất nhiều cho công việc hiện tại", Khang cười.