Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.
Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.
Folate và sulfasalazine: Hấp thu folate có thể bị giảm.
Folate và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folate và gây giảm folate và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic nhằm bổ sung thiếu folate có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Acid folic và cotrimoxazole: Cotrimoxazole làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Tránh dùng phối hợp thuốc với kháng sinh quinolone như ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin.
Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonate, natri carbonate và magnesi trisilicate, hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt.
Sắt có thể chelate hóa với các tetracycline và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc.
Bảo quản nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.
Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở ra kỷ nguyên mới trong thực hành truyền máu. Những năm sau đó, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác đã được phát hiện như hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lewis, MNS…
Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau; trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.
Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.
Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, đã có 8 nhóm máu phổ biến như: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh(D)+ thuộc hệ Rh).
Thuốc Uniferon B9 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin và enzyme hô hấp cytochrome C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất là từ thịt.
Acid folic thường được phối hợp với sắt để dùng cho người mang thai nhằm phòng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Phối hợp này có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn độc.
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể nó được khử hóa thành tetrahydrofolate là coenzyme của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotide có nhân purine hoặc pyrimidine, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA.
Khi có vitamin C, acid folic được chuyển hóa thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amine, vào sự tạo thành và sử dụng formate.
Thuốc được giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Acid folic trong chế độ ăn bình thường được hấp thu nhanh và phân bố ở các mô trong cơ thể. Thuốc được tích lũy ở gan và được tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày khoảng 4–5 mcg đào thải qua nước tiểu. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.
Sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Người bình thường không thiếu sắt hấp thu khoảng 0,5–1 mg sắt mỗi ngày. Hấp thu sắt tăng khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt giảm khi có chất chelate hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid HCI và vitamin C.
Sắt được dự trữ trong cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào trong cơ thể thải qua phân.
Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nhưng thuốc có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên thường uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Chú ý không nhai viên thuốc khi uống.
Người lớn không có thai dùng dự phòng thiếu máu do thiếu sắt, acid folic:
Người lớn bị thiếu máu do thiếu sắt, acid folic:
Uống 2 viên/ngày. Đợt điều trị khoảng 8–12 tuần.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú:
Uống 2 viên/ngày, dùng đều đặn suốt thời gian mang thai cho tới 1 tháng sau khi sinh.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch carbonate). Nếu có thể, định lượng sắt trong huyết thanh.
Sau khi rửa sạch dạ dày, bơm dung dịch deferoxamine (5–10 g deferoxamine hòa tan trong 50–100 mL nước) vào dạ dày qua ống thông.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Uniferon B9, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tiêu hoá: Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Uniferon B9 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với sắt (II) sulfate hoặc acid folic.
Khi cơ thể thừa sắt như bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tán huyết.
Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa.
Trẻ em dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Không được dùng thuốc phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.