Trẻ Sơ Sinh Cần Tiêm Ngừa Gì

Trẻ Sơ Sinh Cần Tiêm Ngừa Gì

Trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus nguy hiểm. Chính vì vậy, tiêm vắc xin ngay từ khi chào đời là biện pháp quan trọng để giúp trẻ tạo nên lớp bảo vệ đầu tiên cho sức khỏe của mình. Việc hiểu rõ trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì là bước đầu trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm.

Trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus nguy hiểm. Chính vì vậy, tiêm vắc xin ngay từ khi chào đời là biện pháp quan trọng để giúp trẻ tạo nên lớp bảo vệ đầu tiên cho sức khỏe của mình. Việc hiểu rõ trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì là bước đầu trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm.

Phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại địa điểm tiêm phòng để được theo dõi và kịp thời xử lí nếu có phản ứng bất thường xảy ra.

– Tiếp tục theo dõi trẻ và thân nhiệt của trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau khi tiêm phòng về các biểu hiện tinh thần, nhiệt độ, ăn ngủ, thở, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…

– Trẻ có thể có một số phản ứng thông thường sau khi tiêm phòng như sốt nhẹ (38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm và quấy khóc… Tuy nhiên, những phản ứng này có thể tự khỏi trong vòng 1 ngày. Khi bé sốt thì cần cặp nhiệt độ 2 – 4 giờ/lần, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

– Nếu cha mẹ cảm thấy không an tâm về những phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có thể đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

– Cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng như sốt cao (>39oC), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, li bì, bú kém, bỏ bú, phát ban, khó thở, tím tái, hoặc phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Trả lời trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì: Vắc xin viêm gan B sơ sinh

Ngay trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm mũi viêm gan B đầu tiên. Đây là bước đầu trong việc bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hoặc qua các con đường khác. Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng như xơ gan và ung thư gan nếu không được phòng ngừa kịp thời.

Trẻ sơ sinh cần tiêm mũi viêm gan B ngay trong ngày đầu khi mới sinh.

Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm viêm gan B sớm? Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có mẹ mang virus viêm gan B, rất dễ bị lây nhiễm ngay từ khi chào đời. Mũi tiêm viêm gan B trong 24 giờ đầu tiên giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con, đồng thời giúp trẻ sớm tạo ra kháng thể chống lại virus. Nếu bỏ lỡ mũi tiêm này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh suốt đời và khó tránh khỏi các biến chứng về sau.

Tác dụng của vắc xin viêm gan B: Mũi tiêm viêm gan B sơ sinh không chỉ giúp phòng ngừa lây nhiễm qua đường mẹ-con mà còn giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch chống lại virus này trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng vì viêm gan B là một bệnh lý có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính, gây ra tổn thương gan kéo dài mà không có triệu chứng rõ ràng trong nhiều năm.

Nguyên tắc trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Trước khi cho bé đi tiêm phòng, cha mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá nó, tuy nhiên cũng không nên để bé bị đói, tránh tình trạng bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho con để hạn chế nhiễm trùng, mẹ nhớ mang theo sổ tiêm phòng của bé và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sức khỏe cho con trước khi đi tiêm phòng.

– Cho bé mặc trang phục đơn giản để bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá chặt, cũng không nên ủ ấm quá nhiều.

– Trước khi tiêm, cần thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con như có đang bị bệnh cấp tính hoặc mãn tính nào không, hay cơ thể có các dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng với những lần tiêm phòng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, nôn trớ, phát ban, sưng nề vùng tiêm, sốc phản vệ… hay không.

– Luôn yêu cầu cán bộ y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi sau khi tiêm phòng trẻ sơ sinh.

Các biện pháp theo dõi sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Sau khi tiêm phòng, việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ là rất quan trọng để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý thích hợp.

Theo dõi các phản ứng sau tiêm của trẻ để có thể xử trí nhanh chóng.

Những lợi ích của việc tiêm phòng sớm

Việc tiêm phòng hai mũi vắc xin viêm gan B và BCG ngay sau khi trẻ chào đời mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà phụ huynh cần nắm rõ.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Việc tiêm vắc xin ngay từ khi trẻ mới sinh giúp kích thích cơ thể trẻ sản sinh kháng thể, tạo nên lớp bảo vệ vững chắc chống lại các bệnh lý nguy hiểm.

– Tránh nguy cơ cộng đồng bị lây nhiễm

Bằng cách tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, phụ huynh không chỉ bảo vệ con mình mà còn góp phần ngăn không cho bệnh truyền nhiễm lây trong cộng đồng. Khi tỷ lệ tiêm chủng cao, khả năng lây nhiễm của các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan B và lao sẽ giảm đáng kể, giúp cộng đồng trở nên an toàn hơn.

Những bệnh lý như viêm gan B và lao đều có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được phòng ngừa kịp thời. Tiêm phòng sớm giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh và phát triển các biến chứng như xơ gan, ung thư gan hoặc lao màng não – những bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.

Nguyên tắc trong khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Giữ trẻ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế và luôn thông báo về tình trạng bệnh của bé nếu có.

– Trong tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu…) còn ngoài ra không chống chỉ định tiêm các loại vắc xin chung với nhau. Tuy nhiên, khi tiêm nhiều hơn 1 mũi vắc xin, ngoài việc tăng thêm đau đớn cho trẻ thì nếu có tình trạng phản ứng xảy ra sẽ rất khó theo dõi trẻ bị dị ứng là do vắc xin nào.

Vì vậy, tốt nhất chỉ nên tiêm 1 vắc xin/một lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt như nhà xa, ghép tạng… thì có thể chỉ định dùng từ 2 vắc xin phù hợp trở lên.

Liên hệ hotline 0949 416 006 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY

(function(w,d,u){ var s=d.createElement("script");s.async=true;s.src=u+"?"+(Date.now()/180000|0); var h=d.getElementsByTagName("script")[0];h.parentNode.insertBefore(s,h); })(window,document,"https://bitrix.hongngochospital.vn/upload/crm/form/loader_19_s7b005.js");

Phản ứng cơ thể sau tiêm viêm gan B

Phần lớn trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B không gặp phải các phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp phản ứng nhẹ như sốt, mệt mỏi hoặc đau tại chỗ tiêm. Bố mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong vòng 24-48 giờ sau khi tiêm, nếu có dấu hiệu bất thường, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Sau khi tiêm BCG, trẻ có thể gặp hiện tượng sưng đỏ và có mụn nhỏ tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng bình thường và thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu vùng tiêm sưng to, chảy mủ hoặc kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình chăm sóc sức khỏe của trẻ. Việc tiêm hai mũi vắc xin viêm gan B và BCG ngay từ khi chào đời giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm và tạo điều kiện cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Đối với phụ huynh, việc nắm rõ thông tin về các loại vắc xin và tuân thủ lịch tiêm chủng là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con em mình trong những năm tháng đầu đời.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đến bệnh viện để tiêm phòng không. Loại vắc xin nào có thể được trì hoãn lịch tiêm, loại vắc xin nào không thể?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi…trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đúng lịch là rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với bệnh khác, không gây lo lắng cho gia đình và cộng đồng. Nếu trong thời điểm này trẻ bị ho hay sốt các phụ huynh sẽ rất hoảng sợ không biết triệu chứng này do Covid-19 hay do bệnh khác vì một số triệu chứng của nhiễm Covid-19 giống như cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác

Trong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn thiện vì vậy tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. Cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng tuân thủ đúng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra các phụ huynh luôn cập nhật thông tin đúng đủ về chủng Covid -19 này để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi Virus Corona.

Những khu vực không có dịch các mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh những nơi tụ tập đông người, nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng cơ sở vật chất đảm bảo.

Trong đó có 4 loại vắc xin mẹ bắt buộc phải tiêm để đảm bảo sức khỏe cho con:

Ngoài ra còn có hai loại vắc-xin phòng bệnh dại và tiêm phòng độc tố uốn ván cần được tiêm đúng lịch vì 2 vaccine này khi cần tiêm là không thể trì hoãn được.

Tất nhiên, nếu trẻ có tiền sử tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus Covid-19, bạn cần cho trẻ cách ly trong 14 ngày. Trong vòng 14 ngày, nếu trẻ bị sốt, bạn nên ngừng tiêm phòng.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo những nguyên tắc cần thiết khi đưa con đi tiêm phòng dưới đây.