Lê Thẩm Dương

Lê Thẩm Dương

TS. Lê Thẩm Dương đã trải qua nhiều vị trí công tác tại trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh cho đến thời điểm hiện tại ông đang là trưởng khoa Tài chính. Ông cũng là khách mời thường xuyên của các diễn đàn về tài chính, quản trị, kinh doanh và chứng khoán trên Đài truyền hình Việt Nam.

TS. Lê Thẩm Dương đã trải qua nhiều vị trí công tác tại trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh cho đến thời điểm hiện tại ông đang là trưởng khoa Tài chính. Ông cũng là khách mời thường xuyên của các diễn đàn về tài chính, quản trị, kinh doanh và chứng khoán trên Đài truyền hình Việt Nam.

Tại sao sinh viên Việt Nam không nên đi làm thêm?

Theo một số dữ liệu cho thấy : Đa số(85%) sinh viên Mỹ đi làm trong khi đi học đại học. Ở Châu Âu 67% sinh viên đi làm trong năm học. Tuy nhiên ở Châu Á con số này chỉ là 30% hay ít hơn. Lý do tại sao sinh viên Châu Á lại có số sinh viên đi làm ít hơn là do bố mẹ không muốn con cái họ phân tâm trong việc học hành. Vậy đối với Việt Nam nói riêng lý do sinh viên ít hoặc không nên đi làm thêm là gì?

Đối với các nước Châu Âu và Châu Mỹ việc đi làm thêm được họ rất quan tâm chú trọng, họ có những chế tài và quy định rõ rãng cụ thể. Vì vậy sinh viên có thể thoả sức làm thêm mà vẫn học tập và rút được ra nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.

Nhưng đối với Việt Nam, khi những trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên chỉ chú trọng vào vấn đề kinh tế mà không nghĩ đến công việc đó sẽ mang lại lợi ích gì cho sinh viên. Nếu có chăng là những trung tâm gia sư, nhưng đã có biết bao vụ lừa đảo rồi ăn chặn tiền của sinh viên. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc làm sinh viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp xúc thực sự với những kinh nghiệm bổ ích cho việc học tập của mình.

Từ bối cảnh Việt Nam TS.Lê Thẩm Dương đã đưa ra quan điểm của mình: “ Sinh viên Việt Nam không nên đi làm thêm, đừng tự lừa dối bản thêm vì tiền không làm cho các bạn giàu thêm và kinh nghiệm không phải chỉ làm thêm mới có”. Và nếu hoàn cảnh thực sự khó khăn, buộc bạn phải giúp đỡ gia đình thì hãy nên làm thêm những công việc mang lại lợi ích cho việc học tập, hãy xin vào một của hàng sửa chữa máy tính nếu bạn học công nghệ thông tin và hãy làm cộng tác viên cho một tờ báo nếu bạn học chuyên ngành về báo chí.

Bộ 5 cuốn sách quản trị nhân sự hàng đầu thế giới của trường kinh doanh Harvard

Các bạn xem bộ ảnh đầy đủ của hội thảo "Sinh viên có nên đi làm thêm" https://goo.gl/1mgr4E

Sinh viên làm thêm “được” và “mất” những gì?

Tại hội thảo với chủ đề: “Sinh viên có nên đi làm thêm” do Tổ chức Giáo dục Quốc tế Langmaster tổ chức, T.S Lê Thẩm Dương ( Trưởng khoa Tài chính, ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho rằng : “ Không thể phủ nhận lợi ích của việc đi làm thêm đối với sinh viên, nhưng làm thêm như thế nào và làm thêm những gì, để nhận biết được điều đó thì sinh viên phải biết đi làm thêm được và mất những gì?”.

Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm. Làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Khi kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng được mối quan hệ.

Quan trọng hơn là bạn đã rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập ngoài cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn. Và đặc biệt TS. Dương có nhấn mạnh: “ Đi làm thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính công sức mình làm ra”.

Nhưng liệu cái “được” có thực sự mạng lại hiệu quả, để biết được điều này phải xét trên cả phương diện cái “mất” hay cái không được khi đi làm thêm?

Việc bạn đi làm thêm để kiếm thêm tiền chỉ là một hình thức bạn lừa dối bản thân. Liệu có bao giờ bạn tự hỏi, mình đã dành dụm được bao nhiêu sau khi đi làm thêm, hay là khi có tiền lại mua thêm được nhiều quần áo, đi ăn uống, chơi bời nhiều hơn

Đi làm thêm có thêm kinh nghiệm, nhưng liệu bán quần áo, rửa bát, bưng phở sẽ mang lại cho bạn kinh nghiệm gì?Vấn đề nay gây ra rất nhiều tranh cãi, TS. Dương đã giải thích: “ Kinh nghiệm không phải chỉ có va đập bên ngoài cuộc sống tạo ra, mà ngay khi trên ghế nhà trường các bạn đã được học rất nhiều kinh nghiệm từ những chuyến đi kiến tập, thực tập và thực hành trên lớp, các bạn còn quá trẻ để tìm kiếm kinh nghiệm trong cuộc sống”.

Đi làm thêm, liệu bạn còn đủ sức khoẻ và dũng khí đối diện với các bài học sau những ngày dài lao động mệt mỏi? Điều này không phải ai cũng làm được nếu không có ý chí. Một vết trượt dài sẽ hằn lên cuộc đời bạn, thi lại vô số môn, sa chân vào các tệ nạn xã hội…Điều mà bố mẹ và xã hội không hề mong muốn.